Ngày Thơ Nguyên tiêu năm 20 do Hội Nhà văn TPHCM tổ chức sẽ diễn ra trong 2 ngày 23-/2 (nhằm ngày 14- tháng Giêng), với chủ đề “Thành phố này tôi đến tôi yêu”.
Theo nhà văn Trịnh Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, năm nay, Ngày Thơ do Hội nhà văn Thành phố tổ chức trở thành một trong những ngày lễ lớn của Thành phố, được phân bổ thêm kinh phí từ nguồn kinh phí những ngày Lễ lớn của Thành phố.
Theo đó, ngày 14 tháng Giêng, sẽ diễn ra Hội thảo "Thơ - nhạc, tương sinh hay tương khắc" nhằm nâng cao hơn về chất lượng sáng tác ở cả hai loại hình thơ - nhạc, cũng như làm rõ hơn mối tương quan của nó.
Ngoài ra, Sân Thơ thiếu nhi lần đầu tổ chức sẽ mang đến các hoạt động như: Vui chơi các trò chơi văn học; giao lưu cùng nhiều nhà thơ, nhà văn viết cho thiếu nhi như Trần Quốc Toàn, Kim Hài, Lê Minh Quốc, Ngọc Khương, Lê Luynh, Trung Dũng KQĐ, Phương Huyền, Võ Thu Hương, Tiểu Quyên… nhằm góp phần khích lệ tác giả sáng tác thêm nhiều tác phẩm cho thiếu nhi. Đây là nhu cầu rất lớn và đáp ứng nhu cầu này là nỗ lực không nhỏ, không chỉ của người cầm bút. Đồng thời, có thể gợi mở thêm những vấn đề liên quan đến sáng tác văn học thiếu nhi.
Sân thơ trẻ tiếp tục được đầu tư với sự tham gia giao lưu của các tác giả trẻ tài năng chưa phải là hội viên như Minh Anh, Cao Việt Quỳnh, Trần Văn Thiên, Huỳnh Hữu Phước…
Sáng ngày tháng Giêng sẽ chính thức khai mạc Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 với chương trình thơ nhạc Thành phố này tôi đến tôi yêu. Chương trình nghệ thuật này được thực hiện với sự phối hợp của Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen.
Tại đây khán giả sẽ được nghe những bài hát nổi tiếng từ ca từ của những bài thơ hay, được nghe các nhà thơ Trần Mai Hường, Minh Đan, Đào Phong Lan, Ngô Thị Hạnh, Phạm Trung Tín… đọc thơ, trình diễn thơ. Và đặc biệt, được giao lưu với nhà thơ lão thành Hoài Vũ, người có nhiều bài thơ hay được phổ nhạc thành những ca khúc nổi tiếng.
Dịp này, Hội Nhà văn TP.HCM sẽ phát động cuộc thi thơ “Nhân nghĩa Đất Phương Nam lần 2”. Các tác phẩm dự thi phản ánh những đổi thay, phát triển của TPHCM và con người nơi thành phố mang tên Bác năng động, nhạy bén, hào sảng, chân tình, trọng nghĩa; những cảm xúc tự hào, mến yêu TPHCM và những dấu ấn sâu sắc, cảm nhận nhân văn…
Tại Ngày Thơ năm 20, Hội Nhà văn Thành phố cũng sẽ khởi động triển khai việc thực hiện công trình 50 năm văn học nghệ thuật đã được Thành phố phê duyệt, đó là tổ chức in cuốn sách về những bài thơ hay (cả nhạc) được phổ nhạc trở thành những tác phẩm có giá trị, đi vào lòng người và lan tỏa.
Cuốn sách này dự kiến hoàn tất và phát hành vào đầu tháng 12/20 tới Ngày thơ năm 2025, cũng sẽ thực hiện nội dung, hình thức nối tiếp về công trình. Đến tháng 4/2025, sẽ tổ chức đêm biểu diễn chuyên nghiệp với những bài thơ được phổ nhạc trở thành những bài hát có giá trị lâu bền.