Sáng nay (1/12), tại H Nội đã diễn ra Diễn đn doanh nghiệp Việt Nam cuối kỳ 20 với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để hội nhập quốc tế”. Ph Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh dự v phát biểu chỉ đạo.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam cuối kỳ 20. Ảnh: VGP/Thành Chung
Sự kiện do Tổ chức Tài chính quốc tế IFC, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng tổ chức. Tham dự có các bộ, ngành của Việt Nam cùng các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Lo ngại về môi trường và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, diễn đàn lần này diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi Việt Nam đang hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011-20. Đây cũng là giai đoạn Việt Nam tiến hành cải cách mạnh mẽ, tái cấu trúc nền kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh. Bộ trưởng cho rằng, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, cải cách hành chính trên nhiều lĩnh vực còn chậm. Đáng chú ý, môi trường kinh doanh cũng còn nhiều yếu kém, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn hạn chế…
"Việt Nam đang hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và còn nhiều việc phải làm. Trong khi nền kinh tế còn nhiều hạn chế, đang đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt là về hội nhập kinh tế thế giới. Trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC), đã ký kết và đàm phán nhiều hiệp định thương mại tự do thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, hoàn thiện hệ thống pháp luật là hết sức cần thiết" - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói.
Cùng chung mối quan ngại nhưng ở góc độ khác, bà Virginia B.Foote – Đồng Chủ tịch Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam cho rằng, kể từ khi Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên giữa kỳ được tổ chức vào tháng 6 vừa qua, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong các vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là kết quả đàm phán của Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào tháng 10/20. Tuy nhiên, để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp, cần thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và giảm thiểu gánh nặng hành chính thông qua việc giảm lượng tiền mặt, giấy tờ và giao dịch thanh toán trực tiếp giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với Chính phủ.
TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI, đồng Chủ tịch Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam bày tỏ, đây là kỳ Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên đầu tiên sau khi vừa kết thúc đàm phán TPP, cải cách thể chế nhìn chung tốt, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của DN. Theo đó, điểm nghẽn đáng quan ngại nhất theo ông Lộc là sự phát triển của kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập sâu rộng, nhưng khu vực kinh tế tư nhân vẫn "cô đơn".
Chính phủ luôn sát cánh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, trong bối cảnh tình hình thế giới năm 20 có nhiều biến động phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi chậm, nền kinh tế Việt Nam vẫn có những chuyển biến tích cực và rõ nét.
Nền chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô ở trong nước ổn định. Chín tháng đầu năm, GDP đạt 6,5%, là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ 4 năm trước. Cả năm, chỉ số giá tiêu dùng ước tăng dưới 2%, dư nợ tín dụng tăng trên 17%. Mặt bằng lãi suất, tỉ giá và thị trường ngoại hối tiếp tục ổn định; xuất khẩu, vốn FDI thực hiện tăng. Niềm tin vào môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện. “Theo ước tính, riêng năm 20 có khoảng 94.000 doanh nghiệp thành lập mới và đây là năm có số doanh nghiệp thành lập mới lớn nhất từ trước đến nay”, Phó Thủ tướng cho biết.
Cho rằng trong năm 2016, các cơ quan Nhà nước còn phải làm nhiều việc để ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng cao hơn, chất lượng hơn, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới tăng trưởng và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị các bộ, ngành nghiên cứu, xem xét, tiếp thu và chủ động, khẩn trương giải quyết những kiến nghị hợp lý của doanh nghiệp nêu ra tại Diễn đàn này.
Các bộ, ngành tích cực triển khai thực hiện các giải pháp tại Nghị quyết số 19 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhỏ và vừa; bảo đảm cạnh tranh bình đẳng; khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực: thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội theo hướng tạo thuận lợi ở mức cao nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới là thử thách khắc nghiệt cho các doanh nghiệp, nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp năng động, biết nắm bắt thời cơ, chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, vượt lên để phát triển.
“Hơn lúc nào hết, Chính phủ mong muốn được kề vai sát cánh, lắng nghe những kiến nghị, đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho việc hoạch định chính sách phù hợp và sát thực với nhu cầu của doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp vượt qua thách thức, phát triển bền vững, làm nền tảng cho sự thịnh vượng của nền kinh tế Việt Nam”, Phó Thủ tướng nêu rõ.