Triều Tiên vừa thực hiện vụ thử nghiệm một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) với tầm bắn đạt độ cao đáng kinh ngạc, vượt quá 7.000 km và đưa tên lửa này vào vùng không gian bên ngoài Trái đất.
Vụ thử kéo dài trong 87 phút, một khoảng thời gian chứng tỏ sự ổn định và tiềm lực lớn trong công nghệ tên lửa của Triều Tiên.
Ngày 31/10, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Triều Tiên đã tuyên bố rằng, cuộc thử nghiệm lần này “rất quan trọng,” khẳng định rằng nó không chỉ “cập nhật các kỷ lục về năng lực tên lửa chiến lược của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên mà còn thể hiện tính hiện đại và độ tin cậy của hệ thống răn đe chiến lược mạnh nhất thế giới.”
Theo Chủ tịch Kim Jong Un, cuộc thử nghiệm là “một hành động quân sự thích hợp để cảnh báo đối thủ” khi các nước này đang cố tình đẩy cao căng thẳng và tạo mối đe dọa với Triều Tiên.
Từ năm 2017, Triều Tiên đã cho thử nghiệm bốn dòng tên lửa đạn đạo liên lục địa: Hwasong-14, Hwasong-, Hwasong-17 và Hwasong-18. Các dòng Hwasong-, 17 và 18 đã được đưa vào sản xuất hàng loạt và hiện đang trong trạng thái sẵn sàng.
Hwasong- đã được cải tiến đáng kể từ lần đầu phóng thử vào năm 2017. Các cải tiến bao gồm quá trình "ampul hóa" cho phép các tên lửa được nạp đầy nhiên liệu trước và lưu trữ trong trạng thái sẵn sàng phóng, dù sử dụng nhiên liệu lỏng.
Kỹ thuật này cho phép rút ngắn đáng kể thời gian phóng, giúp tên lửa tăng tính sẵn sàng đối phó với các cuộc tấn công bất ngờ.
Hwasong-17 và Hwasong-18, với tầm bắn liên lục địa, có khả năng mang nhiều đầu đạn tấn công độc lập và phóng ở góc độ cao để tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối thủ.
Đặc biệt, Hwasong-18 sử dụng nhiên liệu rắn, cho phép quá trình phóng nhanh và hiệu quả hơn nhiều so với nhiên liệu lỏng truyền thống.
Triều Tiên cũng đang phát triển các phương tiện lướt siêu thanh và hệ thống đầu đạn phân mục tiêu độc lập (MIRV), nhằm tăng cường khả năng tấn công hạt nhân chiến lược, nhắm vào các mục tiêu xa xôi như lục địa Mỹ.
Nếu hoàn thiện, MIRV sẽ cho phép một tên lửa duy nhất tấn công nhiều mục tiêu, tăng khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ dày đặc và tiên tiến của đối phương.
Việc thử nghiệm các tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 và Hwasong- năm 2017 đã tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đối đầu kéo dài giữa Triều Tiên và Hoa Kỳ, vốn vẫn trong tình trạng căng thẳng từ năm 1950.
Những vụ thử này đã khiến chính quyền Mỹ phải cân nhắc lại các lựa chọn quân sự đối với Triều Tiên, khi tên lửa của Bình Nhưỡng có thể vươn tới các thành phố lớn ở lục địa Mỹ.
Các chuyên gia nhận định, ký ức về chiến tranh Triều Tiên, trong đó các cuộc ném bom của Mỹ khiến rất nhiều người dân thiệt mạng vẫn ảnh hưởng lớn đến tư duy chiến lược của Triều Tiên ngày nay.
Với khả năng tấn công liên lục địa được củng cố, Triều Tiên dường như đã có được lá chắn quan trọng chống lại các cuộc xung đột mở với Mỹ và đồng minh – một khác biệt hoàn toàn so với những năm 1950 khi họ không thể đáp trả trước các cuộc tấn công từ phía đối thủ.