Luật Đất đai 20 được thông qua với rất nhiều điểm và quy định mới, trong đó có không ít nội dung tác động trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, đem lại nhiều lợi ích mới. Chính vì vậy, việc sớm triển khai Luật vào thực tế cuộc sống có ý nghĩa rất quan trọng.
Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật hồi tháng 1/20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan liên quan hoàn thiện xây dựng các nghị định, thông tư hướng dẫn để sớm đưa một số luật vừa được ban hành trong đó có Luật Đất đai (sửa đổi) vào cuộc sống, góp phần khơi thông các điểm nghẽn, thúc đẩy phát triển.
Một trong những nội dung được nhân dân đặc biệt quan tâm là việc triển khai vào thực tế các quy định nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của người sử dụng đất; các quy định tiếp cận đất đai của người dân và doanh nghiệp; các quy định nâng cao hiệu quả sử dụng đất; các quy định về tài chính đất đai và các quy định nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về sử dụng đất đai.
Chính vì vậy, cùng với việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các bộ, ngành, địa phương cần rà soát văn bản pháp luật hiện hành để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Luật Đất đai mới, bao gồm cả những luật có liên quan đất đai mà trong quá trình sửa đổi chúng ta chưa sửa đổi trực tiếp cùng Luật Đất đai được.
Đây là nội dung cấp thiết bởi có những quy định pháp luật đúng đắn, phù hợp nhưng khi triển khai lại gặp trở ngại, khó khăn, thậm chí không thể thành hiện thực khi bị chi phối, ảnh hưởng từ các quy định pháp luật khác.
Để làm tốt nội dung quan trọng nêu trên, rất cần tinh thần trách nhiệm của không chỉ các cơ quan chức năng Trung ương mà còn cả các địa phương, sở, ngành.
Mọi sự trì trệ, thụ động của một khâu, một bộ phận, một cấp… sẽ dẫn tới sự trì trệ, kém hiệu quả của cả một bộ máy, một hệ thống, từ đó ảnh hưởng tiêu cực, trực tiếp đến đời sống nhân dân và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Việc kịp thời quán triệt và triển khai nghiêm túc Luật Đất đai 20 sẽ góp phần để nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng bảo đảm tiết kiệm, bền vững, đạt hiệu quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu…
Đặc biệt, người dân và doanh nghiệp đang kỳ vọng việc triển khai thi hành Luật Đất đai 20 sẽ góp phần giải quyết nhiều bất cập, vướng mắc hiện nay về quản lý đất đai và kiến tạo cho sự phát triển sắp tới với tư duy, quan điểm mới và đột phá.
Tại Hội nghị triển khai thi hành Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết: "Luật Đất đai được thông qua với nhiều nội dung mới mang tính đột phá, quan trọng góp phần vào mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất".
Trong đó, nổi bật là các nội dung: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; tài chính đất đai, giá đất; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận chuyển sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, sử dụng đất đai…
Ngày 5/3/20, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 222/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai 20 trong đó giao trách nhiệm cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật Đất đai 20.
Tin tưởng rằng với sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương, Luật Đất đai 20 sẽ sớm đi vào cuộc sống, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế sâu rộng, từng bước hiện thực hóa mục tiêu cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đề ra; kịp thời đáp ứng mong mỏi và nguyện vọng của nhân dân.