Dự thảo thng tư quy định về cng tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư đối với các dự án c vốn đầu tư trực tiếp nước ngoi (FDI) vừa được Bộ Kế hoạch v Đầu tư cng bố để lấy ý kiến các bộ, ngnh liên quan.
Một số chuyên gia pháp lý cho rằng, những quy định trong dự thảo có thể gây ra sự lo lắng đối với các DN thuộc đối tượng điều chỉnh. Đó là nỗi lo phải tiếp quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, vào bất cứ lúc nào.
Theo dự thảo, cơ quan quản lý nhà nước có thể tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất hoặc kiểm tra chuyên ngành đối với các dự án đầu tư. Phương thức kiểm tra có thể thông qua báo cáo bằng văn bản, làm việc trực tiếp hay tổ chức đoàn kiểm tra, đoàn công tác… Quy định này là hợp lý, có thể đảm bảo việc quản lý sát sao của Nhà nước đối với các dự án đầu tư, đặc biệt nó tạo ra một cơ chế rõ ràng cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tổ chức kiểm tra đột xuất các dự án nếu có vấn đề phát sinh.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, quy định này sẽ chỉ thực sự hiệu quả nếu như cơ chế kiểm tra thực sự minh bạch, không tạo điều kiện cho các hành vi nhũng nhiễu.
Ý kiến khác cho rằng, Nhà nước không nên giám sát các DN tư nhân, trong đó có FDI, như cách làm với các DNNN. Ví như, ôtô đang chạy trên đường nếu không có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cảnh sát không được tuýt còi yêu cầu dừng xe.
Còn dưới góc độ pháp luật, DN và nhà đầu tư có quyền tự do kinh doanh. Các biện pháp và ý chí hành chính của cơ quan nhà nước có thể cản trở hoặc vi phạm quyền tự do kinh doanh. Trừ khi có dấu hiệu vi phạm hoặc kiểm tra quyết toán thuế định kỳ, Nhà nước chỉ nên quản lý, điều tiết hoạt động FDI dưới các mẫu báo cáo số liệu thông tin chuẩn theo quy định của pháp luật.
Quản lý DN FDI là cần thiết, nhằm tránh việc chuyển giá, trốn thuế, lũng đoạn thị trường. Tuy nhiên, Nhà nước cần nâng cao năng lực thống kê và phân tích đánh giá của cơ quan quản lý, tránh áp đặt nhiều biện pháp hành chính bởi đó là cơ hội phát sinh tiêu cực, gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của DN.
Trung Nguyễn