Bộ VHTTDL trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2017, v cho phép lập hồ sơ Vịnh Hạ Long- quần đảo Cát B l di sản thế giới.
Ngày 12/4, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Họp báo thường kỳ quý I năm 2017 với sự tham dự của đông đảo cơ quan báo chí của Trung ương và Hà Nội. Tại đây, nhiều vấn đề nóng đã được Bộ đề cập tới và nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị liên quan về Chương trình hành động của Chính phủ và Chương trình hành động của Bộ VHTTDL triển khai thực hiện Nghị quyết. Hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thí điểm thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch; xây dựng Thông tư về quản lý hoạt động du lịch mạo hiểm.
Trong quý I của năm 2017, ngành du lịch vì thế đạt được một vài thành tích nổi bật. Cụ thể là, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam 3 tháng đầu năm 2017, ước đạt hơn 3.2 triệu lượt, tăng 29,0% so với cùng kỳ 2016. Khách du lịch nội địa trong Quý I/2017 đạt 22,2 triệu lượt, trong đó có 10,6 triệu lượt khách lưu trú; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 131.900 tỷ đồng, tăng 20,85% so với cùng kỳ năm 2016. Theo báo cáo của các Sở Du lịch, Sở VHTTDL, lượng khách và doanh thu trong Quý I đều tăng so với cùng kỳ năm 2016.
Trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, Bộ trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2017, xếp hạng di tích quốc gia và cho phép lập hồ sơ Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà (tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng) đề nghị công nhận là di sản thế giới; Đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 với chủ đề ”Yêu thương và chia sẻ” và tổ chức Tọa đàm khoa học “Quan niệm về hạnh phúc của người Việt Nam”.
Phó Chủ tịch UBND huyện Cát Hải Hoàng Hồng Luân tặng hoa chúc mừng Đoàn làm phim Kong: Skull Island đã chọn đảo Cát Bà làm bối cảnh của phim. Đây là cảnh quay mà Giám đốc sản xuất phim ( người cầm hoa) phát biểu cảm tưởng là đẹp nhất thế giới. Ảnh: Xuân Thủy
Đặc biệt, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2017, xếp hạng di tích quốc gia và cho phép lập hồ sơ Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà (tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng) đề nghị công nhận là di sản thế giới; Khu di sản thiên nhiên Ba Bể-Na Hang (tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang) gửi UNESCO đăng ký vào Danh mục dự kiến xây dựng hồ sơ di sản thế giới; Quyết định đưa 11 di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đến nay đã có 202 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia). Hướng dẫn các địa phương, đơn vị xây dựng các hồ sơ “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam”, “Nghệ thuật Xòe Thái”, “Nghệ thuật Sơn Mài truyền thống” trình UNESCO; phối hợp tổ chức Lễ đón Bằng UNESCO ghi danh “Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” và “Nghi lễ và trò chơi Kéo co” tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phối hợp với các địa phương chuẩn bị tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật lớn như: Chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trường Chinh, Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn, chương trình nghệ thuật phục vụ APEC-2017. Thực hiện các cuộc triển lãm: Triển lãm tranh thiếu nhi toàn quốc năm 2017, Triển lãm Festival mỹ thuật trẻ năm 2017, Triển lãm Festival nhiếp ảnh trẻ năm 2017, Triển lãm ảnh nghệ thuật các nước ASEAN. Xây dựng đề án và triển khai các hoạt động chuẩn bị tổ chức Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XX tại Đà Nẵng.
Đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 với chủ đề Yêu thương và chia sẻ và tổ chức Tọa đàm khoa học “Quan niệm về hạnh phúc của người Việt Nam”.
Du lịch Việt Nam tăng 5 bậc trong năng lực cạnh tranh toàn cầu
Việt Nam tăng 5 bậc trong năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu
Cũng trong buổi họp báo quý I của Bộ VHTT DL, Bộ cho biết, diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa ban hành Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2017 vào cuối Quý I năm 2017. Theo đánh giá của các chuyên gia WEF, du lịch Việt Nam đã có cải thiện nhất định về thứ bậc trên bảng xếp hạng, từ thứ 75/141 quốc gia được đánh giá trong năm 20 lên thứ 67/136 quốc gia được đánh giá trong năm 2017.
Theo Báo cáo, các yếu tố nổi trội tạo nên năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam bao gồm tài nguyên tự nhiên (hạng 34), tài nguyên văn hóa (hạng 30) và sức cạnh tranh về giá (hạng 35).Việt Nam có tiến bộ đáng kể đối với chỉ số nhân lực và thị trường lao động (hạng 37, tăng 18 bậc so với năm 20).
Việt Nam cũng thể hiện sự cải thiện mạnh mẽ đối với năng lực và mức độ sử dụng công nghệ thông tin (hạng 80, tăng 17 bậc so với năm 20).Đồng thời, sự phát triển liên tục của nền kinh tế khiến du lịch công vụ ngày càng phát triển (tăng 3 bậc). Mức độ an ninh và an toàn của Việt Nam được xếp hạng 57 góp phần làm cho điểm đến du lịch Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, cũng theo Báo cáo, để nâng cao sức cạnh tranh của ngành du lịch, trong thời gian tới Việt Nam cần cải thiện mạnh mẽ hơn nữa các chỉ số đang được đánh giá ở gần cuối bảng xếp hạng, như: Mức độ bền vững về môi trường (hạng 129); Các quy định lỏng lẻo về môi trường (hạng 1); Mức độ chất thải (hạng 128); Nạn phá rừng (hạng 103) và hạn chế về xử lý nước (hạng 107).
Đồng thời, Việt Nam vẫn còn bị đánh giá thấp về mức độ cạnh tranh du lịch đối với các chỉ số như: Mức độ yêu cầu thị thực nhập cảnh (hạng 116); Chất lượng hạ tầng du lịch (hạng 113); Chi tiêu chính phủ cho ngành Du lịch (hạng 114); Mức độ toàn diện của các dữ liệu liên quan đến du lịch (hạng 116) và chiến lược thương hiệu quốc gia (hạng 107).
Được biết, theo chỉ số này, Top 10 quốc gia có chỉ số TTCI cao nhất năm 20 là Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Mỹ, Anh, Thụy Sĩ, Úc, Ý, Nhật Bản và Canada. Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh và đứng vị trí thứ 11 trong toàn bảng xếp hạng.