Ngy 22/6, tại H Nội, TANDTC tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đng gp ý nhằm tiếp tục hon thiện dự thảo Đề án “Xây dựng Ta án điện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, trước khi trình các cơ quan c thẩm quyền theo Kế hoạch đề ra.
Dự và chủ trì Hội thảo có PGS. TS Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chánh án TANDTC; TS. Nguyễn Văn Du - Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chánh án TANDTC đồng chủ trì và điều hành Hội thảo.
Tham dự Hội thảo còn có đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT... cùng các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu đến từ các cơ quan, tổ chức Trung ương, Trường đại học.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PSG. TS Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chánh án TANDTC cho biết, một trong những nhiệm vụ rất quan trọng trong tổng thể đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" đó là cải cách tư pháp.
Theo PSG. TS Nguyễn Hòa Bình, nội dung xây dựng Tòa án điện tử cũng là một trong 9 định hướng của cải cách tư pháp. Việc xây dựng Tòa án điện tử được triển khai thực hiện phù hợp với quan điểm chỉ đạo, chủ trương, định hướng của Đảng. Với trách nhiệm được giao, Ban cán sự đảng TANDTC đã hoàn thành đề án cải cách tư pháp trên. Ngoài ra, theo cam kết quốc tế đã ký của TANDTC Việt Nam tại Hội nghị Chánh án các nước ASEAN, đến năm 2025 sẽ hoàn thành việc xây dựng Tòa án điện tử.
PSG. TS Nguyễn Hòa Bình thông tin tại Hội nghị, thời gian qua, Tòa án cũng đã thực hiện và triển khai một số dịch vụ tư pháp công thông qua nền tảng số như: Nộp đơn khởi kiện; Sao chép các giấy tờ; Tống đạt các văn bản tố tụng; Công khai bản án trên Cổng thông tin điện tử Tòa án…, cho đến các hoạt động tố tụng cũng trên nền tảng số như, xét xử trực tuyến, trợ lý ảo… Có thể nói, xây dựng Tòa án điện tử là xu thế tất yếu trong “thời đại số” hiện nay để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và bắt kịp với nền tư pháp văn minh của thế giới.
Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Đề án “Xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, trước khi trình Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương vào 9/2022, PSG. TS Nguyễn Hòa Bình mong muốn tại buổi Hội thảo này sẽ tiếp thu được nhiều ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học vào Đề án.
Chia sẻ quan điểm chỉ đạo và mục tiêu xây dựng Tòa án điện tử, Phó Chánh án Nguyễn Văn Du cho biết, xây dựng Tòa án điện tử thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về cải cách tư pháp trong tình hình mới “xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” và chương trình chuyển đổi số quốc gia; đặc biệt, giúp nâng cao hiệu quả thực thi quyền tư pháp của Tòa án và quyền con người đã được Hiến định. Tòa án điện tử phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và lấy nhân dân làm trung tâm.
Tòa án điện tử ứng dụng các công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo để phát triển các hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ cho hoạt động xét xử; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, quản lý; tăng năng suất lao động mà không cần đông biên chế; tăng công khai, minh bạch và sự thuận lợi, hài lòng của người dân; tiết kiệm chi phí cho xã hội; tạo cơ chế giám sát hoạt động của Tòa án và giúp đánh giá năng lực, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Thẩm phán, công chức Tòa án; đặc biệt hình thành môi trường làm việc trên nền tảng số để thay đổi thói quen làm việc thủ công truyền thống.
Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã phát biểu nhiều ý kiến đóng góp, đồng thời đa số nhất trí với Đề án “Xây dựng Tòa án điện tử ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” do TANDTC xây dựng và cho rằng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra những biến chuyển mạnh mẽ trong đời sống kinh tế xã hội, làm nảy sinh những vấn đề mới, thách thức mới mà hệ thống pháp luật, tư pháp phải giải quyết.
Xu hướng toàn cầu hóa và quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng cũng đặt ra yêu cầu bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Tòa án ngày càng cao, nhiều vấn đề kinh tế và pháp lý phức tạp, đòi hỏi phải nội luật hóa các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, không ngừng hoàn thiện pháp luật để tiệm cận trình độ pháp luật chung của thế giới.
Cụ thể, những lợi ích mà Tòa án điện tử mang lại, đó là: giúp tăng năng suất lao động của Tòa án; hỗ trợ Thẩm phán ra phán quyết chính xác; tiết kiệm công sức, thời gian và chi phí của người dân; xử lý một cách nhân văn các tình huống đặc biệt của tố tụng; công khai, minh bạch hoạt động của Tòa án; tăng năng lực quản lý và giám sát trong hệ thống Tòa án; tiết kiệm cho ngân sách.
Theo ông Đỗ Công Anh, Cục trưởng Cục tin học hóa Bộ TT&TT, thực tiễn quốc tế cho thấy, nhiều nước đã chú trọng tăng cường ứng dụng CNTT và thành quả công nghệ CMCN 4.0 trong các hoạt động của Toà án và coi đây là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, sự hài lòng của người dân với ngành Toà án; điển hình như Hàn Quốc, Trung Quốc...
TS. Nguyễn Bích Thảo, Phó Chủ nhiệm phụ trách Bộ môn Luật Dân sự - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, xây dựng Tòa án điện tử là xu thể tất yếu trong “thời đại số” hiện nay để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xét xử, yêu cầu hội nhập quốc tế, và đưa nên tư pháp Việt Nam bắt kịp với nên tư pháp hiện đại, tiên tiến của các nước trên thế giới. Bản chất của Tòa án điện tử là chuyển đổi số các hoạt động của Tòa án, trong đó, cốt lõi là chuyển đổi số hoạt động tố tụng để hình thành một phương thức tố tụng mới trên nên tảng số.
Chuyển đổi số hoạt động tố tụng góp phần quan trọng trong việc tăng cường tiếp cận công lý của người dân một cách rộng rãi, hiệu quả, nhanh chóng, công bằng, khắc phục tình trạng chậm trễ, tốn kém, quá tải và thiếu nhân lực ngày càng gây áp lực mạnh mẽ cho hệ thống tòa án. Đại dịch COVID-19 chính là một “cú hích” thúc đây quá trình chuyển đổi số hoạt động tố tụng ở các quốc gia diễn ra nhanh hơn, mạnh mẽ, quyết liệt hơn, mặc dù quá trình này đã được khởi động ngay từ cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước.
Thay mặt lãnh đạo TANDTC, PSG. TS Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chánh án TANDTC cám ơn và tiếp thu tất cả các ý kiến đóng góp của các đại biểu, khẳng định những ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng việc xây dựng Tòa điện tử tại thời điểm hiện nay hết sức cần thiết và quan trọng. Đề án được đánh giá là mang nhiều tiện ích cho xã hội, nhân dân và Tòa án.
Thông qua ý kiến trao đổi tại Hội thảo, PSG. TS Nguyễn Hòa Bình đề nghị ban soạn thảo Đề án sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung kỹ hơn những đánh giá từ các đại biểu. Để từ đó hoàn thành dự thảo Đề án trước khi trình ra Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương trong thời gian tới.