Tổng Thư ký Liên hợp quốc khẳng định, khng c giải pháp quân sự cho vấn đề Syria, các bên cần hướng tới một giải pháp chính trị.
Liên hợp quốc cảnh báo rằng, chiến sự ở Tây Bắc Syria có thể kết thúc trong "một cuộc tắm máu" và kêu gọi ngừng bắn, trong khi Moscow phủ nhận các báo cáo về dòng người di cư do một cuộc tấn công của chính phủ Syria do Nga hậu thuẫn gây ra.
Bên trong một cái lều được dựng lên tại một trường đại học bỏ trống được sử dụng làm nơi trú ẩn cho người di tản ở Azaz, Syria ngày 21 tháng 2 năm 2020.
Quân đội Syria được hỗ trợ bởi sức mạnh không quân Nga đã chiến đấu kể từ tháng 12 để loại bỏ các thành trì của phiến quân cuối cùng trong khu vực trong một cuộc chiến đã giết chết khoảng 400.000 người Syria, khiến hàng triệu người phải di tản và phần lớn đất nước này bị hủy hoại.
Cuộc tấn công mới nhất ở khu vực Aleppo và Idlib đã khiến gần 1 triệu người - hầu hết là phụ nữ và trẻ em - trốn chạy để tìm nơi ẩn náu ở phía Bắc, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Liên hợp quốc ước tính có khoảng 2,8 triệu người tại vùng Tây Bắc của Syria đang cần sự hỗ trợ nhân đạo.
Cơ quan nhân đạo của Liên hợp quốc OCHA cho biết 60% trong số 900.000 người bị mắc kẹt trong một khu vực bị thu hẹp sau khi chạy trốn là trẻ em.
Phát ngôn viên của OCHA, Jens Laerke, tại một cuộc họp báo tại Geneva, đã kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức để ngăn chặn sự đau khổ hơn nữa và có thể là “một cuộc tắm máu”.
Các chiến tuyến và bạo lực không ngừng tiếp tục tiến gần hơn đến các khu vực có rất nhiều người di tản, với các cuộc bắn phá ngày càng ảnh hưởng đến các địa điểm người dân di cư tới cũng như những khu vực gần đó.
Tại một trường đại học ở thị trấn Azaz ở Tây Bắc Syria, những người chạy trốn khỏi Idlib đã đổ về mỗi ngày để trốn khỏi bạo lực và cái giá lạnh của mùa đông.
Souad Saleh, 58 tuổi, đang ở trong một căn phòng với gia đình và hàng chục người khác nói: “Chúng tôi muốn trở về nhà nhưng không thể. Chúng tôi bị buộc phải bỏ lại mọi thứ vì máy bay chiến đấu vẫn lượn lờ ở trên đầu và nhà cửa thì đã sập cả rồi”. Mọi người đều đã kiệt sức.
Hayat al-Fayad 50 tuổi cho biết, ngôi làng của cô ở Idlib đã biến mất kể từ khi gia đình cô chạy khỏi vụ đánh bom khoảng hai tuần trước. “Cả làng phải chạy trốn”, cô nói.
Các gia đình khác đang phải ngủ ngoài đường, trong những lùm ô liu và đốt rác để sưởi ấm. Một số trẻ em đã chết vì lạnh, trong khi một số gia đình đã đến được các lều trại dành cho những người di tản.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc khẳng định, không có giải pháp quân sự cho vấn đề Syria, các bên cần hướng tới một giải pháp chính trị. Ông cũng đồng thời hối thúc quyên góp thêm khoảng 500 triệu USD để giúp đỡ hàng trăm nghìn người dân Syria phải rời bỏ nhà cửa do tình hình bạo lực.
Thổ Nhĩ Kỳ, nơi hiện đang phải tiếp nhận 3,7 triệu người Syria tị nạn, tuyên bố họ không thể xử lý một dòng người mới và cảnh báo rằng sẽ sử dụng sức mạnh quân sự để đẩy lùi những tiến bộ của Syria ở Idlib và giảm bớt những khủng hoảng trong vấn đề nhân đạo.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga lại nói rằng các báo cáo về hàng trăm ngàn người Syria chạy trốn từ Idlib tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - trong khu vực mà các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đang duy trì các trạm quan sát - là sai. Nga thúc giục Ankara cho phép cư dân Idlib vào các khu vực khác của Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã trở lại thành hai phe đối lập trong cuộc xung đột ở Syria, nhưng cũng đã hợp tác hướng tới một giải pháp chính trị. Cuộc tấn công dữ dội của Tổng thống Syria Bashar al-Assad ở phía Tây Bắc đã làm đảo lộn sự hợp tác mong manh này, khiến cho Ankara và Moscow buộc tội lẫn nhau về các thỏa thuận giảm leo thang trong khu vực.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã không tìm ra giải pháp cho các cuộc đụng độ trong nhiều vòng đàm phán, và một vụ đụng độ hôm thứ Năm đã giết chết hai binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ, nâng tổng số binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng tại Idlib trong tháng này lên người.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nhấn mạnh sự cần thiết phải kiểm soát lực lượng chính phủ Syria và giảm bớt cuộc khủng hoảng nhân đạo ở khu vực Idlib của Syria.
Nói chuyện với các phóng viên trước đó, Tổng thống Erdogan cho biết các nhà lãnh đạo Pháp và Đức đã đề xuất một hội nghị thượng đỉnh bốn bên với Nga tại Istanbul vào ngày 5 tháng 3, nhưng ông Putin vẫn chưa trả lời. Ông nhắc lại rằng Thổ Nhĩ Kỳ không rút lực lượng khỏi Idlib.
Tổng thống Erdogan cho biết thêm, Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp tục làm việc để tạo chỗ ở cho người di cư Syria trong vùng an toàn 30-30 km (19-22 dặm) ở bên trong Syria dọc biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Hôm thứ Sáu, Điện Kremlin cho biết họ đang thảo luận về khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp và Đức mà Tổng thống Erdogan đề cập.
Hôm thứ Năm, các nhà lãnh đạo Đức và Pháp đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Putin để lên tiếng báo động về tình hình nhân đạo.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã gọi điện thoại với Tổng thống Erdogan, người đã yêu cầu Paris và Berlin hỗ trợ trong cuộc khủng hoảng.