Ngy 6/4, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tuyên án sơ thẩm bị cáo Lê Mộng Nhn (SN 1982, trú tại thị xã Hương Tr, tỉnh TT-Huế) v 6 đồng phạm về tội “Mua bán trái phép ha đơn”, quy định tại khoản 1 v khoản 2 Điều 203 Bộ luật Hình sự.
6 đồng phạm trong vụ án gồm: Phan Văn Được (SN 1983, trú huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế ); Đặng Thị Thu Ngân (SN 1981, trú tại thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế); Nguyễn Thị Kim Ngân (SN 1990, trú tại TP.Huế); Nguyễn Quốc Anh (SN 1977, trú TP.Huế ); Nguyễn Xuân Hùng (SN 1989, trú tại thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế); Ngô Quý Thùy Linh (SN 1981, trú TP.Huế).
Tại Tòa, bị cáo Lê Mộng Nhàn khai, năm 2016 Nhàn cùng chồng là Phan Văn Được thành lập công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Phan Thiện Phúc (Công ty Phan Thiện Phúc). Có trụ sở đóng tại thôn Bồ Điền, xã Phong An, huyện Phong Điền; Phan Văn Được là người đại diện theo pháp luật đồng thời là Giám đốc Công ty; Nhàn là Kế toán trưởng.
Sau khi thành lập Công ty, nhận thấy một số cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu mua khống hóa đơn không kèm theo hàng hóa để hợp thức hóa đầu vào khi thanh, quyết toán công trình và quyết toán thuế. Vợ chồng Nhàn nảy sinh ý định sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng của Công ty Phan Thiện Phúc để xuất bán trái phép nhằm thu lợi bất chính.
Cuối năm 2016 đến năm 2017, Phan Văn Được trực tiếp ký khống lên các hóa đơn và các bản hợp đồng, chứng từ thanh toán Ngân hàng. Lê Mộng Nhàn đã trực tiếp quản lý hóa đơn của Công ty và thông qua trung gian là Đặng Thị Thu Ngân, Nguyễn Thị Kim Ngân cùng một số cá nhân Nhàn không rõ lai lịch để bán hóa đơn giá trị gia tăng của Công ty.
Quá trình bán hóa đơn, Nhàn đã thỏa thuận tính tiền hóa đơn với người mua bằng số tiền phần trăm, cao hơn mức thuế do Nhà nước quy định để hưởng chênh lệch, thu lợi bất chính. Đối với mặt hàng xi măng, gạch, thép…và xăng dầu, do đã xin được hóa đơn đầu vào nên Nhàn không phải nộp thuế.
Theo đó, từ lúc được thành lập đến khi tạm dừng hoạt động Công ty Phan Thiện Phúc đã kê khai tổng cộng 513 số hóa đơn. Trong đó, đã báo hủy 95 hóa đơn với cơ quan thuế; có xuất bán hàng thực tế 2 hóa đơn từ việc mua hàng hóa trôi nổi trên thị trường; 03 hóa đơn Nhàn đã viết nội dung nhưng chưa xuất bán đã làm thất lạc; 413 hóa đơn Nhàn đã xuất bán có ghi nội dung nhưng không có hàng hóa, với số tiền tương ứng số thuế phải nộp là 2.678.435.000 đồng, thu lợi bất chính số tiền 700.813.000 đồng. Nhàn có kê khai nộp thuế, hiện còn nợ thuế giá trị gia tăng (GTGT) 681.332.029 đồng.
Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại Tòa cho rằng, trong vụ án này bị cáo Lê Mộng Nhàn là người trực tiếp xuất bán hóa đơn khống của Công ty nên chịu trách nhiệm chính, do đó đề nghị HĐXX xử phạt bị cáo -18 tháng tù giam; Phan Văn Được trực tiếp ký tên và đóng dấu lên các hóa đơn, chứng từ nên phải chịu trách nhiệm thứ 2, đề nghị xử phạt từ 12- tháng tù treo.
Tiếp đến là Đặng Thị Thu Ngân và Nguyễn Thị Kim Ngân là người trung gian mua bán hóa đơn khống, mua của Nhàn để bán lại cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu. Cá nhân bị cáo Đặng Thị Thu Ngân đã bán 1 hóa đơn GTGT thu lợi bất chính hơn 46 triệu đồng, đề nghị phạt tiền từ 120-140 triệu đồng; Nguyễn Thị Kim Ngân mua bán 42 hóa đơn GTGT thu lợi bất chính hơn 25 triệu đồng nên đề nghị phạt tiền từ 100-120 triệu đồng.
Bị cáo Nguyễn Quốc Anh là người mua trái phép 13 hóa đơn của Công ty Phan Thiện Phúc thông qua Kim Ngân và Thu Ngân nên VKS đề nghị phạt tiền từ 80-90 triệu đồng; Ngô Quý Thùy Linh-kế toán Công ty TNHH Xây dựng Quốc Anh là người đã liên hệ, thực hiện việc mua hóa đơn trái phép theo sự chỉ đạo của Quốc Anh nên đề nghị phạt tiền từ 20-30 triệu đồng; Nguyễn Xuân Hùng mua trái phép 11 hóa đơn của Công ty Phan Thiện Phúc từ Kim Ngân và Thu Ngân. Do đó, đề nghị HĐXX tuyên phạt Hùng số tiền từ 40-50 triệu đồng.
Ngoài ra, còn có 10 cá nhân, doanh nghiệp mua, sử dụng hóa đơn GTGT của Công ty Phan Thiện Phúc với số lượng trên 10 số. Toàn bộ các hóa đơn này đều do cá nhân kinh doanh, lái xe tự do khi bán hàng hóa là vật liệu xây dựng đã cung cấp sau khi nhận hàng và thanh toán tiền. Đến nay các cá nhân và doanh nghiệp này đã điều chỉnh thuế, loại bỏ các hóa đơn khống ra khỏi hệ thống sổ sách kế toán. Do đó, không đủ cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự về hành vi mua trái phép hóa đơn chứng từ.
Sau khi xem xét tài liệu điều tra có trong hồ sơ vụ án, chứng cứ tình tiết có liên quan, kết quả tranh luận tại phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Lê Mộng Nhàn tháng tù, buộc bị cáo nộp lại số tiền thu lợi bất chính hơn 681 triệu đồng. Bị cáo Phan Văn Được 12 tháng tù treo; bị cáo Đặng Thị Thu Ngân bị phạt 140 triệu đồng; bị cáo Kim Ngân bị phạt 110 triệu đồng; bị cáo Xuân Hùng bị phạt 40 triệu đồng; bị cáo Quốc Anh bị phạt 80 triệu đồng và phạt bị cáo Thùy Linh 20 triệu đồng.