Giáo dục

Loạt bài: Phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học. Bài 1: Khát vọng đổi mới giáo dục

Dương Dũng, Trung Dũng, Hoàng Diệu 06/09/20 - 11:14

Trong Thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tháng 9/1945), Bác Hồ đã khẳng định: “Từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu nhận được một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam… Một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”.

bai-1.png

Trong Thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tháng 9/1945), Bác Hồ đã khẳng định: “Từ giờ phút này giở đi, các em bắt đầu nhận được một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam… Một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”.

Có thể nói rằng, ngoài việc trang bị cho người học những tri thức phổ thông, nền tảng đạo đức, giáo dục còn có vai trò phát hiện, chăm lo, vun trồng và phát triển những năng lực riêng có của mỗi cá nhân người học.

nang-cao-dan-tri-phat-trien-nhan-luc-va-boi-duong-nhan-tai-copy(1).png

Đảng ta xác định 3 mục tiêu mà sự nghiệp giáo dục, đào tạo phải đạt, đó là nâng cao dân trí, phát triển nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; trong đó phát triển nhân lực là mục tiêu có ý nghĩa rất quan trọng.

Đối tượng hướng đến của giáo dục là con người và mục tiêu của nó là trang bị những năng lực cần thiết cho con người tham gia vào đời sống xã hội. Giáo dục, đào tạo góp phần nâng cao trình độ văn hóa, trình độ học vấn, trình độ khoa học - kỹ thuật, tổ chức quản lý và năng lực hoạt động thực tiễn của con người, đồng thời tác động đến thể lực, trí lực... của con người.

Sau gần 40 năm đổi mới, nền giáo dục Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng và đổi mới toàn diện. Chất lượng giáo dục dần được nâng cao, hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng hoàn thiện, và mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo không ngừng được mở rộng ở tất cả các cấp, bậc và ngành học.

img_1657(2).jpg
Những mầm non của đất nước hân hoan trong ngày khai giảng.

Vai trò và vị trí của các cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, ngày càng được khẳng định với tính tự chủ và trách nhiệm ngày càng cao. Chất lượng đào tạo được cải thiện rõ rệt, chương trình giảng dạy liên tục đổi mới, tập trung phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, cùng với phương pháp giảng dạy tích cực được chú trọng.

b8d716af-0b93-4007-aa8b-ecc8ba40447f.jpeg
Những phương pháp học mới ngày càng được ứng dụng phổ biến.

Công tác giáo dục về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, và kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên cũng được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế trong giáo dục được tăng cường theo hướng chủ động và tích cực, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành giáo dục và nhu cầu hội nhập, phát triển bền vững của đất nước.

Tại Đại hội lần thứ XII, Đảng ta nhận định: Giáo dục và đào tạo chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, thành động lực phát triển, do đó, cần “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”.

Mục tiêu là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Như vậy, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển đất nước.

Tiếp nối tinh thần đó, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh việc chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học. Có thể nói, đây là bước chuyển liên quan tới những vấn đề cốt lõi của giáo dục, đó là sứ mệnh, mục tiêu, chương trình, phương pháp, phương thức, cách đánh giá giáo dục và đào tạo.

39-1-.jpg
Một trong những điểm nhấn được đặc biệt chú trọng trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng về phát triển giáo dục, đó là “chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học”.

Việc đào tạo thế hệ tương lai không chỉ về mặt tri thức mà còn phải trang bị năng lực và kỹ năng cần thiết để giải quyết những vấn đề phức tạp không ngừng nảy sinh, đặc biệt là khả năng thích ứng cao trước những biến động thời đại và tinh thần trách nhiệm của công dân toàn cầu.

Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức, lực lượng sản xuất đang chuyển dịch mạnh mẽ từ sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ sang tập trung vào năng lực sáng tạo của con người và sự phát triển của khoa học công nghệ.

Do đó, cần xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, nhân văn, hội nhập, có khả năng phát huy tối đa năng lực và phẩm chất của mỗi cá nhân, từ đó tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đủ khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới.

Trong quá trình chuyển đổi giáo dục từ việc chỉ tập trung cung cấp kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học, mục tiêu giáo dục được đặt ra nhằm đáp ứng đồng thời nhu cầu của cả xã hội và cá nhân.

Mục tiêu chính yếu là đạt được các tiêu chuẩn cao nhất về kết quả học tập thông qua các chương trình giáo dục, giúp người học khai thác tối đa tiềm năng bản thân và trang bị những giá trị thiết yếu để họ trở thành những thành viên tích cực của xã hội. Việc phát triển nhân cách người học được đặc biệt chú trọng, do đó giáo dục cần chuyển đổi từ mô hình tiếp cận dựa trên nội dung sang mô hình tiếp cận theo năng lực.

Đây là phương pháp giáo dục trong đó giảng dạy, học tập, đánh giá và giải trình được xây dựng xoay quanh kết quả đầu ra của chương trình, tức là những gì người học biết, hiểu và có khả năng thực hiện sau khi hoàn thành một giai đoạn hay một đơn vị học tập. Những thay đổi này, cùng với sự tái nhận thức về sứ mệnh và mục tiêu giáo dục, đã đặt người học vào vị trí trung tâm trong toàn bộ quá trình dạy và học.

nang-cao-dan-tri-phat-trien-nhan-luc-va-boi-duong-nhan-tai(1).png

Trong những năm gần đây, việc triển khai mô hình trường học mới ở bậc tiểu học và trung học cơ sở đã góp phần tích cực vào nền tảng đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Các tài liệu triển khai mô hình trường học mới được thiết kế như sách giáo khoa dựa trên mô hình hoạt động, tập trung hướng dẫn học sinh tự học, trong đó giáo viên đóng vai trò hỗ trợ, hướng dẫn, điều hành thảo luận và kiểm soát quá trình cũng như kết quả học tập. Giáo viên đã chuyển từ vai trò giảng dạy một chiều sang tổ chức, hướng dẫn học sinh cách học, khuyến khích sự tham gia tích cực của từng cá nhân và các nhóm học sinh.

z5780798751452_a7babcd7a087a80a8cd3666cc8383452.jpg
Hiện nay, trong nhà trường khoảng cách giữa giáo viên và học sinh ngày càng thu hẹp. Giáo viên đã chuyển từ vai trò giảng dạy một chiều sang tổ chức, hướng dẫn học sinh cách học, khuyến khích sự tham gia tích cực của từng cá nhân và các nhóm học sinh.

Vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình học tập được đề cao, giúp các em tự học hiệu quả hơn, trở nên chủ động, tự tin trong tương tác với giáo viên và bạn bè, và biết cách hỗ trợ nhau để cùng tiến bộ. Đồng thời, nhiều phụ huynh đã thay đổi nhận thức về trách nhiệm và vai trò của họ trong việc giáo dục con cái.

ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-hoc-tap-va-quan-ly-giao-duc-o-tinh-ha-giang.jpg
Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và quản lý giáo dục ở tỉnh Hà Giang.

Các địa phương cũng tích cực tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, gắn với thực tiễn để nâng cao năng lực và phẩm chất cho học sinh.

e-magazine-2-.png

Mặc dù vậy, việc chuyển đổi từ một chương trình giáo dục tập trung vào truyền đạt kiến thức sang mô hình phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất vẫn là thách thức lớn, đòi hỏi sự kiên trì để hướng đến mục tiêu xây dựng một nền giáo dục chất lượng, công bằng và toàn diện.

Quan điểm về phát triển giáo dục được nêu trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng mang ý nghĩa sâu sắc, khẳng định sự kế thừa và nhất quán trong tư duy của Đảng khi xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, coi con người là trung tâm của mọi quyết sách phát triển, nhằm xây dựng một đất nước ngày càng thịnh vượng và hạnh phúc.

Giáo dục đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nguồn nhân lực và sự bền vững của quốc gia. Tại Việt Nam, giáo dục không chỉ góp phần phát triển con người toàn diện mà còn là động lực cơ bản cho sự phát triển xã hội và quyết định sự phát triển của đất nước.

Một trong những điểm nhấn đặc biệt được Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh trong việc phát triển giáo dục là chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học.

Điều này khẳng định tính kế thừa, sự nhất quán trong quan điểm của Đảng ta coi giáo dục có vai trò quan trọng đối với việc phát triển con người toàn diện; thể hiện sự nhanh nhạy trong việc thích ứng với xu thế thời đại, tiếp thu những thành tựu của giáo dục trên thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

bo-truong-bo-gd-dt-nguyen-kim-son-phat-bieu-tai-hoi-nghi.jpg
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 20, triển khai nhiệm vụ năm học 20 - 2025.

Sáng 19/8/20, phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 20, triển khai nhiệm vụ năm học 20 - 2025, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, toàn ngành Giáo dục nỗ lực triển khai 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, nhằm tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm học 2023 - 20 diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế trong nước đang phục hồi, các hoạt động KT-XH diễn ra sôi động hơn với đà tăng trưởng khá và nhiều chuyển biến tích cực.

Cùng với cả nước, ngành Giáo dục quyết tâm thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ được giao để hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026; thực hiện các nhiệm vụ công tác năm của Chính phủ cũng như các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm học 2023-20.

hoi-nghi-tong-ket-nam-hoc-2023-20-va-trien-khai-nhiem-vu-nam-hoc-20-2025.jpg
Hội nghị Tổng kết năm học 2023- 20 và triển khai nhiệm vụ năm học 20 - 2025.

Đây cũng là thời điểm toàn ngành Giáo dục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ lớn của ngành như: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; triển khai Nghị quyết 686 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, cùng các nhiệm vụ quan trọng khác.

Theo Bộ trưởng, được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với tinh thần chỉ đạo và định hướng quan trọng của Thủ tướng là “học thật, thi thật, nhân tài thật” và phương châm “nhà trường là nền tảng, thầy cô là động lực, học sinh là trung tâm”, cùng với sự phối hợp hiệu quả của các ban, bộ, ngành Trung ương và các cấp uỷ đảng, chính quyền các địa phương; sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân, của phụ huynh học sinh. Đặc biệt, với sự quyết tâm, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, sự cố gắng, nỗ lực của các em học sinh, sinh viên; toàn ngành Giáo dục đã hoàn thành kế hoạch năm học 2023 - 20, trong đó có nhiều kết quả tốt đẹp, rất tích cực, có tác động gia tăng niềm tin, sự đồng thuận và ủng hộ của toàn xã hội.

Cụ thể, toàn ngành đã nỗ lực triển khai 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, nhằm tiếp tục đẩy mạnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, góp phần đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực Châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045. Quá trình triển khai 12 tháng qua đã đạt được hầu hết mục tiêu, kế hoạch; là một năm gặt hái được nhiều kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến tích cực trong toàn ngành.

Thực hiện nội dung: Dương Dũng, Trung Dũng, Hoàng Diệu.

Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Loạt bi: Phát triển ton diện năng lực, phẩm chất người học. Bi 1: Khát vọng đổi mới giáo dục