Giáo dục

Loạt bài: Phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học. Bài 3: Nâng tầm tri thức, hướng tới tương lai

Dương Dũng, Trung Dũng, Hoàng Diệu 08/09/20 - 08:12

Theo dự thảo “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045” thì mục tiêu tổng quát đến năm 2030 của giáo dục Việt Nam là phát triển toàn diện con người Việt Nam, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm nền tảng cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc.

ssss.png

Theo dự thảo “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045thì mục tiêu tổng quát đến năm 2030 của giáo dục Việt Nam là phát triển toàn diện con người Việt Nam, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm nền tảng cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc.

dd.png

Sự phát triển toàn diện của giáo dục là một quá trình liên tục nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục, không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức mà còn chú trọng đến việc phát triển năng lực và phẩm chất của người học.

Trong một hệ thống giáo dục toàn diện, mục tiêu không chỉ là cung cấp kiến thức lý thuyết mà còn là phát triển kỹ năng thực tiễn, tư duy phản biện, và khả năng giải quyết vấn đề. Các chương trình giảng dạy được thiết kế để không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, và lãnh đạo. Sự chú trọng vào phát triển cá nhân giúp học sinh và sinh viên không chỉ đạt được kết quả học tập tốt mà còn trưởng thành về mặt xã hội và tâm lý.

Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là xây dựng hệ thống giáo dục mở, phục vụ học tập suốt đời, công bằng và bình đẳng, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế.

Tầm nhìn đến năm 2045 là xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, xây dựng đất nước phồn vinh và hạnh phúc. Giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Ngoài đặt mục tiêu cho từng bậc học: mầm non, tiểu học, trung học, giáo dục thường xuyên, đại học, dự thảo chiến lược cũng đưa ra những chỉ số phát triển cụ thể cho từng bậc học. Những chỉ số này sẽ là thước đo để định lượng được kết quả phát triển qua từng giai đoạn, tránh được những đánh giá chung chung, mang tính định tính.

10 giải pháp nhằm phát triển giáo dục Việt Nam được đề cập trong dự thảo chiến lược bao gồm: Hoàn thiện thể chế; đổi mới công tác quản lý giáo dục; thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục; phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của người dân; đổi mới chương trình, nội dung phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện;

Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường chuyển đổi số trong giáo dục; thúc đấy nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, ứng dụng chuyển giao gắn liền với đào tạo; tăng cường hội nhập quốc tế.

e-magazine-6-.png

Chia sẻ về việc nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của giáo viên trong việc triển khai các phương pháp giảng dạy mới nhằm phát triển toàn diện cho học sinh tại trường, cô Nguyễn Phương Hoa, Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: “Nhà trường thường xuyên khuyến khích giáo viên tự học nâng cao trình độ, đảm bảo 100% chuẩn. Trường cấp kinh phí cho giáo viên tham gia các khóa học nâng cao chuyên môn. Tổ chức các đợt Hội giảng, chuyên đề để giáo viên có cơ hội học hỏi lẫn nhau về phương pháp dạy học. Mời chuyên gia về trao đổi, bồi dưỡng cho giáo viên. Tham gia các đợt thi giáo viên dạy giỏi các cấp để giáo viên được học hỏi. Trường bố trí thời khóa biểu có các tiết tự học cho học sinh. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học tại trường và tự học ở nhà”.

z5780867447584_5ecda9eb065fdb70aa3daae7471046.jpg
Cô Nguyễn Phương Hoa, Hiệu trưởng trường Tiểu học Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) trò chuyện cùng các học sinh của mình như người mẹ với những đứa con thân yêu.

Trao đổi với phóng viên về những công cụ hoặc phương pháp đánh giá để đo lường sự phát triển toàn diện của học sinh, sinh viên, thầy Bùi Xuân Luân – Phó Trưởng khoa Khoa Du lịch, Trường Đại học Đại Nam cho biết: “Việc đánh giá trong giáo dục hiện đại không nên chỉ dừng lại ở việc đo lường kiến thức lý thuyết mà phải bao quát cả sự phát triển toàn diện của sinh viên. Tôi sử dụng một hệ thống đánh giá đa chiều, bao gồm các bài kiểm tra học thuật, nhưng trọng tâm là các dự án nhóm, bài thuyết trình, và các tình huống thực tế để đánh giá khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng mềm, và phẩm chất cá nhân. Tôi đặc biệt chú trọng đến việc sinh viên có thể làm việc hiệu quả trong nhóm, khả năng lãnh đạo, và đạo đức nghề nghiệp – những yếu tố mà tôi tin rằng là cốt lõi để thành công trong xã hội ngày nay”.

“Tôi thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi cá nhân, nơi tôi và sinh viên cùng phân tích sự tiến bộ và đề ra các mục tiêu phát triển cụ thể. Đây không chỉ là cơ hội để đo lường sự tiến bộ mà còn là dịp để khơi gợi động lực học tập từ phía sinh viên, giúp họ nhận ra giá trị của việc học tập toàn diện trong cuộc sống và sự nghiệp sau này”, thầy Luân nêu quan điểm.

ffff.png

Nêu quan điểm về việc hỗ trợ sinh viên có khả năng yếu trong việc tự học và phát triển kỹ năng, thầy Luân cho biết đã tạo ra những chương trình hỗ trợ riêng biệt cho từng sinh viên, bao gồm các buổi học kèm riêng và tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào các nhóm học tập với các bạn đồng trang lứa. Đồng thời thiết kế lại các nhiệm vụ học tập theo hướng tích cực, nhằm khuyến khích sinh viên yếu kém tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng hơn, dần dần xây dựng sự tự tin và độc lập trong học tập.

z5790908061654_43a47f4b0f4ae8d3f8c558ae4467b9.jpg
Sự gần gũi, gắn kết chia sẻ của thầy và trò, người dạy và người học cũng là một yếu tố tạo nên thành công của giáo dục. Khi đó người dạy và người học có sự cảm thông, chia sẻ như những thành viên trong gia đình, được tạo điều kiện để phát huy toàn diện khả năng, năng lực.

“Tôi luôn không ngừng khuyến khích sinh viên yếu tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và xã hội, nhằm giúp họ phát triển những kỹ năng mềm cần thiết, từ đó hoàn thiện hơn cả về học vấn lẫn phẩm chất cá nhân. Tôi tin rằng mỗi sinh viên đều có tiềm năng phát triển, và nhiệm vụ của tôi là khơi dậy và nuôi dưỡng tiềm năng đó”, thầy Luân chia sẻ.

Chia sẻ với phóng viên Báo Công lý, em Hoàng Lê Quỳnh Loan, sinh viên năm thứ 4 của trường Đại học Hồng Đức, hiện là Ủy viên BCH Trung ương Hội sinh viên Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội sinh viên trường Đại học Hồng Đức cho biết: “Tại trường Đại học, trên giảng đường, chúng em được học và tiếp nhận kiến thức học thuật, chuyên môn nhưng song song đó, chúng em được rèn luyện kỹ năng thuyết trình, hùng biện, tư duy sáng tạo và phản biện, kỹ năng làm việc nhóm trong những buổi học thông qua cách giảng dạy mới của các giảng viên tại trường Đại học Hồng Đức. Chúng em cảm thấy sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy làm chúng em rất hứng thú và gia tăng cảm giác ham học hỏi, tìm tòi kiến thức trong học tập”.

e-magazine-7-.png

“Thông qua việc tham gia các CLB, Đội nhóm và tham gia các hoạt động do Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên nhà trường tổ chức sẽ giúp các bạn học hỏi thêm nhiều kỹ năng mềm cần thiết giúp ích cho tương lai”, em Loan chia sẻ thêm.

Trao đổi về hoạt động học tập tại trường, Hoàng Lê Quỳnh Loan cho biết: “Điều mà em cảm thấy đặc biệt nhất trong môi trường Đại học có lẽ là những hoạt động ngoại khóa giáo dục và phát triển các kỹ năng ở sinh viên. Bởi bản thân em là một người rất nhút nhát khi còn là học sinh nhưng khi lên môi trường Đại học, em đã được trải nghiệm, tham gia vào các cuộc thi, hoạt động thường niên do Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên trường tổ chức và từ việc tham gia vào các hoạt động này giúp em cảm thấy mình năng động, nhanh nhẹn và học thêm được nhiều kỹ năng hơn”.

e-magazine-2-.png
Tham gia các hoạt động do Đoàn Thanh niên – Hội sinh viên nhà trường tổ chức sẽ góp phần giúp các bạn sinh viên học hỏi thêm nhiều kỹ năng mềm cần thiết giúp ích cho tương lai.

“Về mục tiêu cụ thể phát triển năng lực toàn diện cho bản thân, em nghĩ rằng đối với 1 cán bộ Hội sinh viên như em thì đó là “Sinh viên 5 Tốt” – Học tập tốt, Đạo đức tốt, Hội nhập tốt, Thể lực tốt và Tình nguyện tốt. Chúng ta có thể căn cứ vào mục tiêu này để phát triển bản thân mình một cách toàn diện nhất, bởi em nghĩ rằng các mục tiêu này đã tương đối khái quát về mọi mặt. Ngoài việc bản thân mỗi người chúng ta tự cố gắng phấn đấu, nỗ lực để đạt được những mục tiêu này thì song song đó chúng ta còn có nhà trường, thầy cô giáo luôn hỗ trợ chúng ta, và tất nhiên là Đoàn thanh niên – Hội sinh viên luôn là người bạn đồng hành cùng bạn để giúp bạn trở thành một phiên bản tốt nhất của chính mình”, em Loan nói.

ww.png

Về số lượng học sinh, sinh viên: Năm học 20-2025, giáo dục cả nước có 25.255.251 học sinh, sinh viên. Trong đó có 2.068.522 sinh viên. Học sinh sinh viên theo học tại 53.979 cơ sở giáo dục.

Bậc tiểu học có số lượng nhiều nhất với hơn 8,8 triệu học sinh. Kế đến là bậc THCS, mầm non. Số lượng sinh viên đại học ít hơn số lượng học sinh THPT khoảng 900.000. Mầm non là bậc học có số lượng trường nhiều nhất, với hơn 13.000 trường. Trong khi đó toàn bộ hơn 12.000 cơ sở nhóm trẻ, mầm non độc lập toàn bộ đều là trường ngoài công lập. Nếu tính luôn hơn 3.000 trường mầm non ngoài công lập, số lượng trường ngoài công lập ở bậc mầm non nhiều hơn trường công lập.

Về số lượng giảng viên: Tổng số giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động là 1.659.589. Bậc tiểu học có học sinh lớn nhất nên số giáo viên cũng nhiều nhất, hơn 403.000 người. Bậc mầm non có số lượng nhiều thứ 2 với trên 381.000 người.

Số liệu này được Bộ Giáo dục và Đào tạo thống kê tính đến 17h30 ngày 4/9/20.

Về tình trạng thiếu giáo viên: Thống kê vào tháng 4/20 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy cả nước còn thiếu 113.491 giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông.

Tình trạng thiếu giáo viên cục bộ xảy ra ở hầu hết các địa phương, nhất là giáo viên dạy các môn học mới (các môn tiếng Anh, tin học, âm nhạc, mỹ thuật).

Cơ cấu đội ngũ nhà giáo còn mất cân đối giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho các địa phương đa số thấp hơn so với nhu cầu thực tế.

Cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên nhân tình trạng thiếu giáo viên do sức hút vào ngành còn hạn chế, tình trạng giáo viên nghỉ việc vẫn còn cao, nguồn tuyển giáo viên một số môn học đặc thù còn thiếu. Ngoài ra, việc tuyển dụng của các địa phương chậm, còn khoảng 72.000 biên chế được giao chưa tuyển dụng. Với những thách thức lớn không chỉ từ việc thiếu giáo, ngành giáo dục đã nỗ lực trong việc đổi mới giáo dục là một quá trình không ngừng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục, đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội và thị trường lao động.

sssssww.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai giảng tại Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội. Ảnh: TTXVN.

Dự và phát biểu tại lễ khai giảng năm học mới cùng thầy trò nhà trường, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính thân ái gửi tới các thầy cô giáo, các cháu học sinh Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu nói riêng và toàn thể các thầy cô giáo, các cháu học sinh trên cả nước nói chung lời chào, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc năm học 20-2025 gặt hái được nhiều thành tích tốt hơn.

Thủ tướng khẳng định, Đảng và Nhà nước luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân; là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, then chốt trong bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, mang tính quyết định đến sự phát triển bền vững của đất nước. Với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, công cuộc “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo” được tập trung triển khai, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Vui mừng với những thành tựu mà ngành Giáo dục đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao, chất lượng giáo dục được nâng lên, các cháu học sinh, trong đó có các cháu khuyết tật được chăm lo, giáo dục tốt hơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu năm học mới 20-2025, ngành Giáo dục nói riêng và cả nước nói chung cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, với phương châm “Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, chủ thể - Thầy cô giáo là động lực - Nhà trường làm bệ đỡ - Gia đình là điểm tựa - Xã hội là nền tảng”. Việc gì làm chưa tốt thì phải khẩn trương khắc phục để làm cho tốt; việc gì làm tốt rồi thì phải quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn để làm tốt hơn nữa, đạt kết quả cao hơn nữa, nỗ lực hơn nữa để năm học sau đạt kết quả tốt hơn năm học trước”.

e-magazine-5-.png
Không khí khai giảng tại Hà Nội sáng ngày 5/9/20.

Giai đoạn 2021 - 2030 là giai đoạn phát triển mới, mang tính bứt phá, nhất là việc đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra nhanh chóng. Để phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất của người học theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, cần chú ý thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, với quan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, chúng ta cần tích cực triển khai các chính sách đổi mới một cách căn bản và toàn diện trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Điều này bao gồm việc cải cách nội dung và chương trình giảng dạy, đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập, cũng như xây dựng đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục với phẩm chất và chuyên môn cao. Tất cả các hoạt động này được thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục.

Hai là, cần thiết lập các cơ chế và chính sách hợp lý để phân bổ ngân sách phù hợp cho việc xây dựng xã hội học tập. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân trong việc tiếp cận cũng như tạo ra cơ hội học tập cho tất cả mọi người dân. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục sẽ là nền tảng để thúc đẩy chuyển đổi số trong toàn xã hội và thúc đẩy học tập suốt đời. Tăng cường đầu tư vào giáo dục, mở rộng và nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, là một ưu tiên quan trọng. Cần sớm chuẩn hóa tiêu chuẩn và trình độ của giáo viên; cập nhật chương trình và nội dung giảng dạy; cải tiến phương pháp đào tạo đồng thời tăng cường cơ sở vật chất như trường lớp, thiết bị giảng dạy và học tập. Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan từ Trung ương đến địa phương và cơ sở để đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Ba là, để phù hợp với bối cảnh mới, việc thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, là yêu cầu cấp bách. Cần tập trung vào việc phát triển đội ngũ chuyên gia và nhà khoa học hàng đầu, đồng thời chú trọng đến đội ngũ nhân lực trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ số, quản lý công nghệ, quản trị doanh nghiệp, và quản lý xã hội. Đổi mới phương thức tuyển dụng, sử dụng và trọng dụng nhân tài trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, khoa học - công nghệ, và đổi mới sáng tạo là rất cần thiết.

Bốn là, để khai thác tối đa tiềm năng và năng lực cũng như xây dựng khả năng tự học của từng cá nhân và cộng đồng, cần đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị, và hạ tầng internet cho các cơ sở giáo dục, trung tâm học tập cộng đồng, và hệ thống thư viện. Đồng thời, cần tận dụng các nền tảng công nghệ để phát triển và cung cấp đa dạng các kênh và công cụ học tập. Cũng cần tổ chức các lớp đào tạo và hướng dẫn kỹ năng tìm kiếm, khai thác, và sử dụng thông tin trên internet một cách hiệu quả và an toàn, phù hợp với các đối tượng người dùng khác nhau.

Năm là, cần tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực quan trọng và thiết yếu, đồng thời đề xuất các cơ chế tài chính cụ thể để hỗ trợ người học. Đẩy mạnh hợp tác trong mạng lưới, kết nối với doanh nghiệp và hợp tác quốc tế, đồng thời gắn kết đào tạo nguồn nhân lực với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và địa phương. Cần nâng cấp hệ thống thông tin quản lý và hoàn thiện cơ sở dữ liệu giáo dục đại học tại các cơ sở giáo dục để đảm bảo khả năng kết nối và chia sẻ dữ liệu hiệu quả.

Một yếu tố quan trọng trong sự phát triển toàn diện của giáo dục là việc kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Học sinh và sinh viên cần có cơ hội áp dụng những gì họ học được vào thực tế thông qua các dự án, hoạt động ngoại khóa, và thực tập. Điều này giúp họ không chỉ hiểu biết sâu hơn về kiến thức mà còn phát triển các kỹ năng cần thiết cho sự nghiệp và cuộc sống.

Ngoài ra, giáo dục toàn diện cũng nhấn mạnh đến việc phát triển các phẩm chất đạo đức và giá trị nhân văn. Đây là những yếu tố quan trọng giúp học sinh và sinh viên trở thành những công dân có trách nhiệm, có lòng nhân ái và có khả năng đóng góp tích cực cho xã hội.

Cuối cùng, để đạt được sự phát triển toàn diện trong giáo dục, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục, gia đình và cộng đồng. Sự hỗ trợ từ cả ba phía này sẽ tạo ra một môi trường học tập tích cực, giúp học sinh và sinh viên phát triển toàn diện và sẵn sàng đối mặt với những thách thức trong tương lai.

Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Loạt bi: Phát triển ton diện năng lực, phẩm chất người học. Bi 3: Nâng tầm tri thức, hướng tới tương lai