Doanh nghiệp - Doanh nhân

Mua sắm trực tuyến tăng ấn tượng trong nửa đầu năm

Trang Nhi /07/2025 - 12:33

Thương mại điện tử Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, bất chấp số lượng nhà bán suy giảm.

Theo “Báo cáo toàn cảnh thị trường sàn bán lẻ trực tuyến nửa đầu năm 2025 & Dự báo quý III/2025” do Nền tảng dữ liệu Metric.vn phát hành mới đây, trong 6 tháng đầu năm 2025, người tiêu dùng Việt Nam đã chi tổng cộng 202.300 tỷ đồng để mua sắm trên 4 nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) bao gồm Shopee, Lazada, Tiki và TikTok Shop.

mua-sam-truc-tuyen.png
Mua sắm trực tuyến tăng ấn tượng trong nửa đầu năm

Con số này tăng 41,52% so với cùng kỳ năm 20, phản ánh sức tiêu dùng mạnh mẽ bất chấp bối cảnh nền kinh tế còn nhiều bất ổn.

Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu, sản lượng hàng hóa tiêu thụ cũng đạt gần 1.9 triệu sản phẩm, tăng 25,44% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là số lượng nhà bán phát sinh doanh thu trong kỳ lại giảm còn 537.900, tương đương mức sụt giảm 6,25%.

Sự sụt giảm này không đồng nghĩa với việc TMĐT kém hấp dẫn mà phản ánh quá trình thanh lọc tự nhiên của thị trường. "Số lượng nhà bán trên 4 sàn TMĐT so với cùng kỳ năm ngoái cho thấy áp lực cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt.

Thực tế, những nhà bán không đủ năng lực vận hành, thiếu chiến lược về sản phẩm và giá sẽ khó trụ lại. Trong khi đó, các nhà bán hàng có quy mô lớn, vốn mạnh và hiểu dữ liệu lại tận dụng tốt hơn giai đoạn này để tăng trưởng.

Theo dự báo của Metric.vn, quý III/2025, TMĐT Việt Nam sẽ tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng với doanh số ước đạt 122.8 nghìn tỷ đồng và sản lượng khoảng 1,236 triệu sản phẩm, tăng lần lượt 21% và 27% so với quý II/2025.

Động lực chính đến từ các chương trình khuyến mại quy mô lớn diễn ra trong mùa hè, đặc biệt là các chiến dịch như “Mega Sale” và “Back to School” – vốn đã trở thành điểm nhấn thường niên trên các sàn TMĐT.

Tuy nhiên, yếu tố đáng chú ý hơn là xu hướng tiêu dùng online tiếp tục được duy trì ở mức cao, không chỉ ở nhóm người trẻ mà lan rộng sang các nhóm độ tuổi trung niên – nơi hành vi mua sắm đang trở nên thường xuyên và có chủ đích hơn.

Hành vi tiêu dùng trong quý III cũng cho thấy sự dịch chuyển rõ nét về ưu tiên của người mua. Nhóm hàng tiêu dùng nhanh, thực phẩm, đồ gia dụng và chăm sóc sức khỏe là các ngành hàng ghi nhận nhu cầu tăng mạnh – phản ánh sự chú trọng của người tiêu dùng vào các sản phẩm thiết yếu, gắn liền với sinh hoạt hàng ngày và tiêu chí chất lượng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Mua sắm trực tuyến tăng ấn tượng trong nửa đầu năm