Tài chính - Ngân hàng

“Nâng hạng” thị trường chứng khoán Việt

Trang Nguyễn 05/02/2025 - 17:06

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2025 được kỳ vọng sẽ là động lực then chốt cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính toàn cầu.

Nền tảng vững chắc từ năm 20

Năm 20 chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng của thị trường chứng khoản (TTCK) Việt Nam, chỉ số VN-Index ghi nhận mức tăng trưởng gần 12%, đạt trên 1.200 điểm vào cuối năm. Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 20% so với cuối năm 2023, tương đương với 70% GDP ước tính trong năm. Thanh khoản của thị trường cũng duy trì mạnh mẽ, với giá trị giao dịch bình quân đạt 21.167 tỷ đồng mỗi phiên, tăng 20,4% so với năm trước.

Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu niêm yết cũng ghi nhận những kết quả khả quan. Giá trị trái phiếu niêm yết tăng 13,5% so với cuối năm 2023, tương đương với 22,5% GDP ước tính trong năm 2023. Sau hơn một năm vận hành, thị trường thứ cấp giao dịch các trái phiếu doanh nghiệp đã ghi nhận hơn 1.100 mã trái phiếu từ 254 tổ chức phát hành, giúp tháo gỡ khó khăn về tính thanh khoản trên thị trường này.

Tình hình tác động từ yếu tố quốc tế và trong nước

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), bà Vũ Thị Chân Phương, cho biết TTCK Việt Nam trong năm 2025 sẽ chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố cả trong nước lẫn quốc tế. Từ yếu tố bên ngoài, nền kinh tế toàn cầu đang hồi phục nhưng vẫn đối mặt với nhiều rủi ro, như xung đột thương mại, căng thẳng địa chính trị và sự mạnh mẽ của đồng USD. Mặc dù Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ đạt 3,2% trong năm 2025, các yếu tố trên vẫn có thể gây ảnh hưởng không nhỏ.

bo-truong-nguyen-van-thang-ttck-2025.png

Trong khi đó, tình hình trong nước lại mang đến tín hiệu lạc quan. Môi trường kinh doanh đang ngày càng được cải thiện nhờ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cải cách hành chính và mở rộng đầu tư. Chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự linh hoạt trong điều hành, giúp thu hút thêm nguồn vốn đầu tư và duy trì đà tăng trưởng tích cực cho nền kinh tế.

Bên cạnh đó, các chính sách tài chính và chứng khoán cũng đang được hoàn thiện, điển hình là việc sửa đổi Luật Chứng khoán và Thông tư 68/20/TT-BTC. Các chính sách này đã tháo gỡ nhiều nút thắt pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn đầu tư, đặc biệt là từ khối ngoại. Đặc biệt, Thông tư 68/20/TT-BTC, với việc cho phép giao dịch không yêu cầu ký quỹ trước bằng tiền, đã giúp Việt Nam đáp ứng nhiều tiêu chí để nâng hạng của FTSE Russell.

Mục tiêu nâng hạng thị trường

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của TTCK Việt Nam trong năm 2025 là nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Đây không chỉ là bước tiến về danh tiếng mà còn là cơ hội lớn để Việt Nam thu hút dòng vốn quốc tế. Chính phủ và UBCKNN đang tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đưa ra các giải pháp đáp ứng các tiêu chí nâng hạng.

chu-tich-ubcknn-vu-thi-chan-phuong.jpg
Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương phát biểu tại Lễ Đánh cồng khai trương giao dịch chứng khoán đầu Xuân Ất Tỵ 2025.

Các Bộ, ngành cũng đang tích cực triển khai các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Điều này bao gồm việc sửa đổi các quy định pháp lý liên quan đến thủ tục mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp, giảm thiểu thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian mở tài khoản. Đồng thời, các quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngành nghề kinh doanh có điều kiện cũng đang được cập nhật để tạo sự minh bạch và thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư quốc tế.

UBCKNN cũng đã và đang chủ động làm việc với các tổ chức xếp hạng quốc tế và các nhà đầu tư lớn để tuyên truyền về chủ trương nâng hạng thị trường. Ngoài ra, UBCKNN cũng phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư nước ngoài để giải đáp thắc mắc và tháo gỡ những khó khăn mà họ gặp phải khi đầu tư vào Việt Nam.

Để đáp ứng kỳ vọng của Chính phủ và Bộ Tài chính, ngành chứng khoán sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, khẳng định vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn của nền kinh tế. Cụ thể:

Hoàn thiện khung pháp lý: Tập trung hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán (sửa đổi), bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư (NĐT) và hướng tới mục tiêu nâng hạng TTCK.

Cơ cấu lại thị trường: Sắp xếp, phân loại, mở rộng thị trường; cơ cấu lại hàng hóa, tổ chức kinh doanh chứng khoán, cơ sở NĐT để tăng cơ hội huy động vốn cho doanh nghiệp.

Phát triển NĐT tổ chức: Mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình quỹ đầu tư để thu hút sự tham gia của các tổ chức nước ngoài, hướng tới nâng hạng TTCK lên thị trường mới nổi.

Tăng cường giám sát, quản lý: Nâng cao năng lực thanh tra, xử lý vi phạm để đảm bảo TTCK phát triển minh bạch, bền vững; đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin.

Hội nhập quốc tế: Đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an ninh tài chính, quản trị rủi ro và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp niêm yết.

Đẩy mạnh truyền thông và đào tạo: Nâng cao nhận thức tài chính cho NĐT, phát triển lớp NĐT chuyên nghiệp, gia tăng số lượng NĐT tổ chức tham gia thị trường.

Với sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Tài chính cùng nỗ lực của toàn ngành và sự đồng hành của các NĐT trong và ngoài nước, TTCK Việt Nam sẽ nắm bắt tốt cơ hội để có bước phát triển đột phá cả về chất lượng và quy mô, nâng tầm vị thế và sẵn sàng, tự tin bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc", Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương kỳ vọng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Nâng hạng” thị trường chứng khoán Việt