Từ trước đến nay, Ban lãnh đạo Apple lun đưa ra quyết định về cách thức hoạt động, nhân viên c thể tuân lệnh hoặc rời đi. Nhưng giờ văn ha tại Apple đã bắt đầu thay đổi. Nhân cng bắt đầu nắm giữ nhiều quyền lực hơn, quản lý từ thấp đến cao của Apple dường như cũng mất kết nối. Giờ đây, ngy cng c nhiều nhm nội bộ lên tiếng về điều kiện lm việc ở Apple.
Apple nổi tiếng với cách quản lý nhân viên chặt chẽ cùng văn hóa doanh nghiệp bí mật. Vậy nên việc doanh nghiệp này đang phải đối mặt với sự bất ổn chưa từng thấy từ những người lao động là một sự kiện đáng chú ý.
CEO Tim Cook đã tham gia cuộc họp đầu tiên được phát sóng trực tuyến cho toàn bộ nhân viên của Apple. Tại đây, ông tiếp nhận nhiều câu hỏi ở các chủ đề khác nhau, bao gồm công bằng tiền lương, lập trường chính trị của công ty về luật cấm phá thai từ 6 tuần tuổi tại Texas.
Dù có trả lời bao nhiêu câu hỏi đi chăng nữa thì sự việc này đang cho thấy nội bộ nhân viên trong Apple đang có rất nhiều vấn đề.
Nguyên nhân cho vấn đề này bắt nguồn từ văn hóa doanh nghiệp đầy bí mật của Apple, nơi không khuyến khích nhân viên chia sẻ nỗi bất an về công việc với người khác, dù là đồng nghiệp, báo chí hay mạng xã hội.
Bí mật luôn là yếu tố được CEO quá cố Steve Jobs coi trọng. New York Times nhận xét ông là người bị ám ảnh với việc ngăn chặn tin rò rỉ từ các sản phẩm mới nhằm tạo sự ngạc nhiên cho công chúng. Theo thời gian, các nhân viên cho biết văn hóa bí mật này đã ảnh hưởng và lan ra rộng hơn.
“Văn hóa bí mật của Apple thật độc hại. Một mặt tôi hiểu việc giữ bí mật là điều quan trọng trong việc bảo vệ các sản phẩm, gây bất ngờ và làm hài lòng khách hàng. Nhưng mặt khác, nó lại gây ra sự cấm đoán và gây tổn thương", Christine Dehus, một nhân viên cũ tại Apple chia sẻ.
Sau 5 năm gắn bó, Dehus đã quyết định rời công ty sau nhiều năm tranh đấu vì được bổ nhiệm ở một vị trí yêu cầu nhiều thời gian làm việc nhưng đi kèm với mức lương thấp hơn.
Nỗ lực ngăn chặn rò rỉ và văn hóa kín đáo của Apple khiến sự tiếp xúc của các nhóm nhân viên bị hạn chế. Tại Apple, không có bất cứ bản tin hay phương tiện giao tiếp quy mô lớn giữa nội bộ người lao động tồn tại cho đến khi Slack được sử dụng vào năm 2019.
Trong thời gian giãn cách xã hội, Slack lại càng trở nên phổ biến. Trong đó, một kênh Slack với khoảng 7.500 nhân viên đã được thành lập nhằm thúc đẩy Apple phải linh hoạt hơn trong việc sắp xếp thời gian làm việc từ xa.
“Với nhiều người trong số chúng tôi, đây là cơ hội đầu tiên để tương tác với những người bên ngoài phòng làm việc. Trước đây, không ai trong chúng tôi biết có ai đó cũng đang trải qua những điều này", Parrish cho biết.
Apple có khoảng 160.000 nhân viên trên khắp thế giới. Sự bất ổn này đặt ra câu hỏi, liệu đây có chỉ là vấn nạn riêng ở các doanh nghiệp lớn hay nó đang phản ánh một vấn đề mang tính hệ thống trong môi trường kinh doanh.
Ba năm trước, các nhân viên đã cùng tuần hành ra khỏi văn phòng Google để phản đối chính sách ưu ái dành cho nam lãnh đạo có hành vi quấy rối tình dục. Năm ngoái, Facebook chịu nhiều chỉ trích khi xử lý các bài đăng của cựu Tổng thống Donald Trump. Tại Mỹ, nhiều công ty cũng tỏ rõ lập trường không cho phép việc thảo luận các chủ đề bên ngoài công việc.
Đứng trước cơn đau đầu gây ra bởi chính các nhân viên, Apple tái khẳng định đang và sẽ luôn cam kết kiến tạo một môi trường làm việc tích cực và hòa nhập.
“Chúng tôi xem xét nghiêm túc, điều tra kỹ lưỡng những mối lo lắng được đưa ra, và vì sự tôn trọng riêng tư cho các cá nhân có liên quan, chúng tôi không thảo luận các vấn đề cụ thể của nhân viên”, đại diện công ty cho biết.