Thanh Hóa đất rộng, người đông đang từng bước trở thành cực tăng trưởng mới của khu vực phía Bắc. Trên hành trình đó, hạ tầng công nghiệp được xem là bệ đỡ vững chắc thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm, thu thuế cho nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều lực cản khiến nhà đầu tư ngao ngán. Nếu không sớm “bốc thuốc” sẽ khiến cho tốc độ tăng trưởng chậm lại.
Hạ tầng công nghiệp chưa đồng bộ
Theo Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phê duyệt tại Quyết định số 3/QĐ-TTg ngày 27/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2030, toàn tỉnh có 1 cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.267,25 ha.
Ngay đầu năm nay, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND về triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch nêu rõ, UBND tỉnh Thanh Hóa kiên quyết thu hồi dự án chậm tiến độ mà nguyên nhân do chủ đầu tư không đủ năng lực hoặc không tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.
Cụ thể, tính đến hết tháng 4/20, tỉnh Thanh Hóa có 45 cụm công nghiệp được thành lập, với tổng diện tích 1.633,45 ha. Trong đó, có 2 cụm công nghiệp đã đầu tư hoàn thành 100% hạ tầng theo quyết định được duyệt, gồm: Cụm công nghiệp Thái Thắng ( huyện Hoằng Hóa), diện tích 30,7 ha, đã có 2 nhà đầu tư thứ cấp thuê đất với tổng diện tích ,5 ha; Cụm công nghiệp thị trấn Vạn Hà (huyện Thiệu Hóa), diện tích 17,64 ha, đã có 1 nhà đầu tư thứ cấp thuê đất với diện tích 12,16 ha.
Thanh Hóa có 4 cụm công nghiệp đã hoàn thành đầu tư hạ tầng giai đoạn 1, gồm có cụm công nghiệp Hòa Lộc (huyện Hậu Lộc) đã hoàn thành đầu tư hạ tầng với diện tích 14,4/19 ha, thu hút được 3 nhà đầu tư thứ cấp thuê đất với diện tích 4,3 ha.
Tiếp đến, cụm công nghiệp Bắc Hoằng Hóa (huyện Hoằng Hóa) đã hoàn thành đầu tư hạ tầng với diện tích 26,8/50 ha, thu hút được 7 nhà đầu tư thứ cấp thuê đất với diện tích 20,2 ha. Cụm công nghiệp thị trấn Quán Lào (huyện Yên Định) đã hoàn thành đầu tư hạ tầng với diện tích 10,2/72,96 ha, thu hút được 1 nhà đầu tư thứ cấp thuê đất với diện tích 10,2 ha. Cụm công nghiệp Thượng Ninh (huyện Như Xuân) đã cơ bản hoàn thành đầu tư hạ tầng với diện tích 20/20 ha, chưa thu hút được nhà đầu tư thứ cấp.
Thanh Hóa hiện có 17 cụm công nghiệp đã hoàn thành giải phóng mặt bằng toàn bộ dự án hoặc theo giai đoạn, đang thực hiện các thủ tục thuê đất, giao đất và triển khai đầu tư xây dựng như: Cụm công nghiệp Đông Văn (huyện Đông Sơn); cụm công nghiệp Vĩnh Minh (huyện Vĩnh Lộc); cụm công nghiệp làng nghề Tiến Lộc (huyện Hậu Lộc); cụm công nghiệp Tư Sy (huyện Nga Sơn); cụm công nghiệp Xuân Hòa (huyện Như Xuân); cụm công nghiệp Điền Trung (huyện Bá Thước)...
Cùng với đó, xứ Thanh có 8 cụm công nghiệp đã hoàn thành thủ tục đầu tư, đang tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng. Còn lại 14 cụm công nghiệp tại Thanh Hóa đang hoàn thiện các hồ sơ thủ tục đầu tư, chưa thực hiện giải phóng mặt bằng.
Cần sớm có thuộc “đặc trị”
Nhiều lực cản trong triển khai hạ tầng công nghiệp có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, một phần năng lực của một số chủ đầu tư còn yếu, chưa tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện dự án, dẫn đến dự án phải điều chỉnh tiến độ nhiều lần. Thêm nữa, một số cụm công nghiệp phải chờ quy hoạch xây dựng chung đô thị hoặc điều chỉnh quy hoạch phát triển đô thị thì mới lập và phê duyệt được quy hoạch chi tiết.
Ngoài ra việc lập, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp huyện hằng năm chậm, dẫn đến hầu hết các cụm công nghiệp sau khi thành lập mất nhiều thời gian chờ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất mới hoàn thiện được hồ sơ trình HĐND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt danh mục sử dụng đất.
Một số cụm công nghiệp do thời gian giải phóng mặt bằng bị kéo dài, chậm bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư thi công; việc xác định giá đất làm cơ sở cấp quyền sử dụng đất của một số cụm công nghiệp chậm dẫn đến chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị giao ban liên quan đến tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 20.
Quá trình triển khai còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, như: Một số cụm công nghiệp đã thành lập nhưng chưa có chỉ tiêu chuyển đổi đất lúa để thực hiện dự án; việc rà soát, thực hiện thủ tục đất đai của một số chủ đầu tư, huyện, ngành còn chậm, kéo dài, không xác định rõ diện tích đất phải chuyển đổi, làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Hay công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, công tác xác định giá đất kéo dài, một số UBND cấp huyện, chủ đầu tư chưa quyết liệt, chưa tích cực phối hợp triển khai dự án; năng lực của một số chủ đầu tư còn hạn chế...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm yêu cầu các Sở, ngành, các địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương cập nhật các quy hoạch cấp phép xây dựng, giao đất. Đối với các vướng mắc liên đến trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Sở, ngành và địa phương, chậm nhất 5 ngày sau khi nhận được văn bản đề xuất của chủ đầu tư phải giải quyết.
Giao các huyện, thị xã, thành phố rà soát lại tiến độ thực hiện các cụm công nghiệp, làm việc với chủ đầu tư để đánh giá lại tính khả thi trong thực hiện dự án; hướng dẫn chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. Tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư theo đúng tiến độ.
Sau khi các địa phương thực hiện xong việc kiểm kê, phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng, chậm nhất 7 ngày chủ đầu tư phải chuyển tiền để thực hiện chi trả đền bù. Với các dự án chậm tiến độ là do nguyên nhân khách quan, chủ đầu tư phối hợp lập hồ sơ theo quy định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh tiến độ. Với các trường hợp nhà đầu tư chây ì, không tích cực triển khai thực hiện sẽ kiên quyết chấm dứt, thu hồi.
Đồng thời yêu cầu sau hội nghị giao ban, định kỳ hàng tháng, các địa phương phải báo cáo tiến độ, chỉ rõ các vướng mắc, khó khăn, trách nhiệm của chủ đầu tư và địa phương để kịp thời chỉ đạo tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.