Bên cạnh việc phng, chống dịch bệnh Covid-19 thì mọi hoạt động sản xuất trong nng nghiệp của người nng dân vẫn phải diễn ra để đảm bảo đời sống. Tuy nhiên, người nng dân ni chung v trồng rau sạch ni riêng ở huyện Đng Anh đang phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt, trong khi đ thị trường tiêu thụ kh khăn, giá thnh lại giảm mạnh lm đời sống người nng dân cũng gặp rất nhiều kh khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Có an toàn ở Chợ rau sạch?
Ngày nay, cuộc sống hiện đại, con người ta từ ăn chắc mặc bền dần dần nâng cấp lên ăn ngon mặc đẹp thì nhu cầu của người dân về rau sạch lại càng cao. Rau sạch có mặt ở các siêu thị, cửa hàng, từ nông thôn tới thành thị, nhưng rau sạch vẫn phải được trồng, chăm bón… trên đôi bàn tay của người nông dân. Tại huyện Đông Anh (TP.Hà Nội), là huyện có khoảng 800 ha rau tập trung tại các xã: Vân Nội, Tiên Dương, Bắc Hồng, Nam Hồng, Nguyên Khê, Cổ Loa, Tàm Xá, Kim Nỗ…cung cấp một lượng lớn rau sạch cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Rau sạch được các thương lái thu mua trực tiếp từ nông dân, hoặc phổ biến hơn là ở các chợ đầu mối rau. Và trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, có nguy cơ lây lan rộng thì chợ là một trong những nơi có nguy cơ lây lan rất cao. Do đó, chính quyền các cấp, đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ cần phải thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý nghiêm các trường hợp tiểu thương, khách mua vi phạm và ngay cả với những tập thể, cá nhân thuộc đơn vị quản lý không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.
Trao đổi với PV Báo Công lý, BQL chợ Vân Trì (xã Vân Nội, huyện Đông Anh) cho biết về trách nhiệm của người bán hàng, người lao động tại chợ: “Người bán hàng phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian bán hàng, làm việc tại chợ và không được phép bán hàng, đi làm khi đang trong giai đoạn cách ly tại nhà hoặc có biểu hiện sốt, ho, khó thở; Phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh tay với dung dịch sát khuẩn lúc đến chợ và sau khi ra về; không bắt tay, giữ khoảng cách tối thiểu 1 mét khi tiếp xúc với khách hàng; Phải cài đặt và bật ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế trong suốt thời gian bán hàng, làm việc nếu sử dụng thiết bị di động thông minh; Thông báo kịp thời cho ban quản lý chợ hoặc cơ sở y tế khi phát hiện có trường hợp biểu hiện ho, sốt, khó thở”.
Bên cạnh đó, ý thức của người dân khi đi chợ hoặc đến những nơi công cộng cần phải được nâng cao, tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tránh gây lây nhiễm trong cộng đồng. Mọi người cần phải có trách nhiệm chung với cộng động, xã hội. Không nên đi chợ khi đang bị cách ly, hoặc có những biểu hiện ho, sốt, khó thở và thực hiện việc khai báo y tế, thực hiện việc đo thân nhiệt theo đúng quy định của BQL chợ.
Ghi nhận trực tiếp của PV tại chợ Vân Trì thì ý thức của người bán hàng, người lao động tại chợ và người dân đi mua thực phẩm, hàng hóa còn có trường hợp lơ là khi đeo khẩu trang không đúng cách, đó là kéo khẩu trang xuống cằm. Việc đeo khẩu trang được coi là cách bảo vệ chính mình và để giảm thiểu nguy cơ lây cho người khác nếu chẳng may mình bị bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều người chưa tuân thủ việc đeo khẩu trang khi đến nơi đông người hoặc có sử dụng khẩu trang nhưng chưa đúng cách. Trong đó, sai lầm nhiều người hay gặp nhất là khi đeo khẩu trang là không che hết phần mũi. Điều này khiến tác dụng của khẩu trang gần như không còn vì mũi hoàn toàn có thể hít phải những hạt bụi, nước bọt nhỏ li ti từ người khác phóng ra, dẫn đến việc không may là lây lan dịch bệnh Covid-19. Anh Phúc (trưởng ban BQL chợ Vân Trì) trao đổi: “Ở chợ thì không thể tránh khỏi các trường hợp ý và BQL chợ sẽ tiếp tục nhắc nhở thêm”.
Ý thức của người dân là điều quan trọng nhất trong việc phòng, chống dịch bênh Covid, bên cạnh đó thì BQL các chợ nói riêng, BQL các khu vực công cộng nói chung cần phải nghiêm khắc xử lý những trường hợp lơ là khi không tuân thủ đúng quy định về việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19, có thể làm lây lan ra cộng đồng.
Nông dân trồng rau sạch đang bị thua lỗ
Hiện nay rau sạch và thực phẩm đang là vấn đề khá nan giải trong diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên cả nước. Có nơi rau và thực phẩm lại đắt lên, thậm chí quá cao, trong khi đó nhiều nơi thì việc thu mua rau sạch lai rớt thảm làm người nông dân đang phải lao đao. Việc quản lý thị trường trong tình hình dịch bệnh cũng rất nan giải, vì vậy ý thức và trách nhiệm với cộng đồng của thương lái, của các cửa hàng buôn bán thực phẩm phải là trước nhất.
Nói về vấn đề rau sạch giảm giá thê thảm, anh Trần Văn Quân (chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Đông Tây, thôn Đông Tây, xã Vân Nội, Huyện Đông Anh, TP.Hà Nội) cho biết: “Tổng số rau trồng trong HTX là 23 ha, với nhiều loại rau sạch như cải canh, cải ngồng, cải chít… và các loại rau ăn lá khác. Năm nay, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt hơn mọi năm nên nhiều loại rau bị cháy lá, dẫn đến hư hỏng rau màu lên tới ngoài 3 ha. Song song đó là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên thị trường tiêu thụ cũng ít, giá thương lái và bán lẻ cũng rẻ hơn nhiều so với trước kia”.
“Vừa rồi UBND xã cũng kiến nghị lên UBND huyện và thành phố hỗ trợ cho bà con nông dân bị ảnh hưởng của mùa dịch này. Năm nay, rau sạch so với mọi năm có thể gọi là thất thu, giá bán thì lại rẻ chỉ bằng non nửa giá mọi năm. Hiện tại, một số loại rau như cải canh, cải ngồng…có giá 2.000 đồng đến 3.000 đồng/1kg, trước khi dịch là 10.000 đồng đến 12.000 đồng/1kg. Nguyên nhân chính là do đầu ra giảm mạnh, một số hộ nông dân vì thấy rẻ quá còn phải nhổ bỏ đi” – anh Quân cho biết thêm.
HTX Đông Tây có tổng số hội viên là 0 hộ nông dân, chủ yếu rau sạch được bán đi đến các bếp ăn trong KCN, các bếp ăn trong trường học, một lượng khác được các thương lái thu mua để bán sang thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên việc buôn bán cũng gặp nhiều khó khăn: Thương lái thu mua với số lượng hạn chế, còn các bếp ăn tập thể lấy số lượng rau ít hoặc không lấy nữa.
Việc rau rẻ khiến nhiều hộ nông dân bỏ đi những lứa rau tươi tốt làm chị Trần Thị Tình (nông dân trồng rau sạch xã Vân Nội) chia sẻ: “Nhà mình trồng gần 1 ha rau sạch. Từ ngày có dịch Covid đến giờ thì thương lái cũng thu mua ít hơn, vì vậy gần một nửa số rau không bán kịp thì nhà mình phải nhổ bỏ đi. Đã thế, giá cả rau mùa dịch này bấp bênh lắm, lên xuống theo ngày. Như đêm vừa rồi, còn có hơn 2000 đồng/1kg. Với giá thành hiện tại thì người nông dân trồng rau sạch đang bị thua lỗ. Trong khi đó, giá phân, gio, thuốc trừ sâu… đều lên vài giá”.
Trao đổi thêm với PV, Ông Lê Công Minh (đội trưởng đội sản xuất thôn Đông, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, tp. Hà Nội): “ Thôn Đông hiện giờ có khoảng hơn 10 ha trồng rau sạch. Khó khăn của người nông dân mùa dịch này là giao thương hạn chế hơn. Đặc biệt thời tiết năm nay thì khắc nghiệt hơn mọi năm nên người nông dân trồng rau gặp rất nhiều khó khăn”.
Dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người nông dân trồng rau sạch ở huyện Đông Anh. Khó khăn là vậy, nhưng ý thức được việc bám rễ với ruộng đồng, những người nông dân vẫn quyết trụ với công việc vốn đã quen hàng ngày là trồng, chăm sóc và nhìn những luống rau tươi tốt ấy được chuyển đến phục vụ bữa ăn của mọi nhà. Mong rằng với sự quan tâm của các cấp chính quyền thì những người nông dân “chân lấm tay bùn” sẽ vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19 này.