Cng tác bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 v ĐBQH kha XIV đã qua Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất v chuẩn bị Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai sẽ diễn ra vo ngy 17/3.
Để công tác bầu cử được thành công, việc tuyên truyền có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Thế Đức, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, thành viên Tiểu ban Văn bản pháp luật và Thông tin, tuyên truyền của Hội đồng Bầu cử quốc gia về vấn đề này.
PV: Thưa ông, trước và sau khi Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất kết thúc, kế hoạch tuyên truyền về bầu cử được tiến hành như thế nào?
Ông Bùi Thế Đức: Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND là một sự kiện quan trọng của đất nước, là cơ hội để nhân dân trực tiếp tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Vì vậy trong quá trình tiến hành cuộc bầu cử, công tác tuyên truyền có một ý nghĩa hết sức quan trọng.
Ông Bùi Thế Đức
Ngay khi Quốc hội công bố Nghị quyết về Ngày bầu cử, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 51-CT/TW, công tác tuyên truyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND được bắt đầu và tập trung cao độ. Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử được tiến hành ngay sau bế mạc Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Các cấp ủy địa phương khẩn trương tổ chức các hội nghị quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị trên địa bàn phụ trách. Tiểu ban Văn bản pháp luật và Thông tin, tuyên truyền thể hiện vai trò đầu mối quan trọng đã sớm có kế hoạch phân công trách nhiệm cho các ban, bộ, ngành phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong công tác tuyên truyền. Thực hiện nhiệm vụ được phân công, các cơ quan Trung ương đã khẩn trương hoàn thành đúng tiến độ. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch tuyên truyền thông tin, tuyên truyền cuộc bầu cử. Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng Hướng dẫn công tác tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
PV: Vậy, ông có thể cho biết, công tác tuyên truyền về bầu cử đã tập trung vào những nội dung chính nào?
Ông Bùi Thế Đức: Công tác tuyên truyền tập trung giới thiệu nội dung các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác bầu cử như: Chỉ thị 51-CT/TW ngày 4/1/2016 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 13/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử quốc gia; kế hoạch, hướng dẫn tổ chức triển khai công tác bầu cử của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan chức năng; các văn bản pháp luật, như: Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân… Đặc biệt công tác tuyên truyền đã nhấn mạnh, phân tích các điểm mới trong Chỉ thị số 51-CT/TW.
Công tác tuyên truyền cũng hướng đến việc giới thiệu các thành tựu của Quốc hội và Hội đồng nhân dân qua các thời kỳ, đặc biệt là những đổi mới của Quốc hội trong hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Giới thiệu những điểm mới trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân lần này; tuyên truyền tiêu chuẩn người ứng cử đại biểu Quốc hội, tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân; quyền bầu cử và ứng cử của công dân, nghĩa vụ, trách nhiệm của cử tri trong công tác bầu cử; các hoạt động trong quá trình tiếp xúc cử tri; các quy định về trình tự, thể thức bầu cử. Đấu tranh chống mọi luận điệu xuyên tạc, những âm mưu, hoạt động phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để kích động, gây rối, chia rẽ nội bộ ta của các thế lực thù địch…
Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng bầu cử Quốc gia, các tiểu ban và Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia rất nỗ lực trong việc là đầu mối triển khai công tác bầu cử. Các cơ quan thông tấn báo chí đã khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch thông tin, tuyên truyền về bầu cử; triển khai các hội nghị tập huấn cho phóng viên về công tác thông tin, tuyên truyền về bầu cử…
PV: Vậy, làm sao thế nào để công tác thông tin, tuyên truyền đến được với từng người dân, thưa ông?
Ông Bùi Thế Đức: Nhu cầu thông tin của xã hội hiện nay ngày càng phong phú và đa dạng. Bên cạnh những phương tiện kỹ thuật hiện đại, các phương tiện thông tin truyền thống vẫn có vị trí quan trọng đáp ứng nhu cầu của các loại đối tượng tuyên truyền khác nhau. Để thông tin, tuyên truyền về bầu cử đến với người dân, có nhiều hình thức, trong đó chú ý các hình thức sau: sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể; hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng (nhất là báo nói và báo hình); hoạt động cổ động trực quan, văn hóa, nghệ thuật; hệ thống các trường lớp của Đảng, Nhà nước, đoàn thể; sách, ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền; hoạt động tiếp xúc cử tri; hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên… Mỗi hình thức tuyên truyền trên đây đều có những ưu điểm và hạn chế, cần linh hoạt lựa chọn hình thức phù hợp đối tượng tuyên truyền, địa bàn, thời điểm để khai thác tối đa ưu điểm từng loại hình.
Công tác thông tin tuyên truyền về bầu cử Quốc hội cũng cần phải kết hợp giữa thường xuyên, liên tục với trọng tâm, trọng điểm, nhất là vào ngày bầu cử. Có kế hoạch cho các hoạt động tuyên truyền rầm rộ, mang tính chiến dịch, đồng loạt, sâu rộng, nhưng cũng có kế hoạch cho những hoạt động chuyên sâu, tỉ mỉ. Nội dung thông tin, tuyên truyền cổ động về bầu cử phải được chỉ đạo tập trung, thống nhất từ trên xuống dưới một cách đồng bộ, góp phần tăng tính hấp dẫn, sinh động, thu hút sự quan tâm của cử tri, góp phần làm nên sắc màu ngày hội của toàn dân.
PV: Từ nay đến ngày bầu cử thời gian không còn dài, vậy kế hoạch tuyên truyền sẽ tập tập trung vào những nội dung nào, thưa ông?
Ông Bùi Thế Đức: Từ nay đến khi cuộc bầu cử diễn ra, công tác tuyên truyền bầu cử cần tập trung vào các nội dung như: Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; quyền và nghĩa vụ của người ứng cử; quyền và nghĩa vụ của cử tri; các quy định về trình tự bầu cử và thể thức bầu cử; tuyên truyền các nội dung và diễn tiến cụ thể về công tác chuẩn bị bầu cử trên phạm vi toàn quốc; phản ánh sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp về công tác bầu cử; quá trình diễn ra và kết quả bầu cử của các ngành, địa phương, khu vực, vùng, miền trên toàn quốc.
Cùng với đó là tuyên truyền về sự tham gia tích cực, chủ động của nhân dân đối với cuộc bầu cử; kết quả phong trào thi đua lập thành tích chào mừng cuộc bầu cử, biểu dương kịp thời những đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bầu cử, nhất là bầu cử ở nơi biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa… Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác tuyên truyền bầu cử; đẩy mạnh tuyên truyền cổ động trực quan trên các đường phố lớn ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trên toàn quốc; các hoạt động văn hóa, văn nghệ tuyên truyền về bầu cử…
PV: Xin cảm ơn ông!