Sáng /9, tại TP. Ha Bình, tỉnh Ha Bình, Ph Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối v ng Trung du v miền núi phía Bắc lần thứ nhất.
Hội đồng điều phối được thành lập theo Quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 19/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ, do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Chủ tịch, nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển xanh, bền vững và toàn diện vùng Trung du và miền núi phía bắc.
Tham dự Hội nghị có lãnh đạo, đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo 14 địa phương vùng Trung du và miền núi phía bắc, gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh việc phát triển vùng hiện nay có thuận lợi hơn nhờ cơ sở chính trị và pháp lý là Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 81/2023/QH ngày 9/1/2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu từ các địa phương tập trung thảo luận 3 nhóm nội dung: Những vướng mắc liên quan đến việc kết nối, nhất là về giao thông giữa các địa phương; chia sẻ nguyên tắc trong việc thu hút đầu tư; hiến kế các giải pháp về thể chế để vùng vượt qua những khó khăn, vướng mắc.
Trên cơ sở các ý kiến của địa phương, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành phản hồi về những nhóm cơ chế có thể giúp các địa phương khắc phục được ngay khó khăn, vướng mắc, hoặc gợi mở cách gỡ vướng để Hội nghị thu được kết quả thiết thực.
Tại Hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan thường trực của Hội đồng điều phối - trình bày báo cáo về một số nội dung liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Trung du và miền núi phía bắc và kết quả hoạt động của Hội đồng điều phối những tháng cuối năm 2023.
Hội nghị cũng sẽ nghe tham luận của các bộ, ngành về những vấn đề như định hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng Trung du và miền núi phía bắc gắn với các vùng lân cận; bảo vệ và phát triển rừng bền vững; cơ chế phối hợp cấp vùng ứng phó với sự cố thiên tai; giải pháp phát triển, chia sẻ, sử dụng bền vững tài nguyên nước; chính sách phát triển kinh tế, cung cấp dịch vụ an sinh, xã hội, nâng cao đời sống và thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử cách mạng tiêu biểu...
Các địa phương phát biểu tham luận về phát triển kinh tế xã hội bền vững với kinh tế cửa khẩu và liên kết vùng; giải pháp và ổn định dân di cư tự do, định canh, định cư, giảm nghèo bền vững; định hướng và giải pháp phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; phát triển bền vững du lịch hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa, môi trường sống xanh...
Vùng trung du và miền núi phía bắc là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, là cửa ngõ phía bắc của quốc gia và có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ.
Tuy nhiên, quy mô kinh tế của vùng còn khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 8-9% GRDP cả nước; chưa địa phương nào trong vùng tự cân đối được ngân sách.
Phát triển của vùng ở nhiều lĩnh vực còn thấp hơn mức trung bình cả nước và đây vẫn là "vùng trũng" và là "lõi nghèo" của cả nước khi tỉ lệ nghèo đa chiều của vùng năm 2022 là 22%, gấp gần 3 lần bình quân cả nước.
Liên kết, hợp tác giữa các địa phương chưa thực chất, hiệu quả thấp, đặc biệt là phát triển hợp tác và kết nối giao thông với các địa phương ngoài vùng.
Theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vùng Trung du và miền núi phía bắc được định hướng phát triển theo hướng xanh, bền vững và toàn diện trên cả ba trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường, đẩy mạnh liên kết nội vùng, giữa vùng với các vùng khác trong nước.