Chỉ số Nh Quản trị Mua hng (Purchasing Managers’ Index - PMI) ngnh sản xuất Việt Nam đạt 54 điểm trong tháng 6, giảm nhẹ so với mức 54,7 điểm trong tháng 5.
Cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tiếp tục tăng đáng kể vào cuối quý 2, khi thị trường tương đối ổn định nhờ không bị gián đoạn do đại dịch, khiến nhu cầu tăng. Tốc độ tăng đặc biệt đáng kể ở lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng.
Trong khi đó, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng nhanh hơn thành mức nhanh nhất trong bốn tháng, bất kể những khó khăn ở khâu vận chuyển làm hạn chế cơ hội xuất khẩu.
Số lượng đơn đặt hàng mới tăng khuyến khích các nhà sản xuất tiếp tục tăng lực lượng lao động trong tháng 6, từ đó kéo dài thời kỳ tăng nhân viên hiện nay thành ba tháng. Hơn nữa, các công ty ngày càng thành công hơn trong việc tuyển nhân viên, và tốc độ tạo việc làm đã nhanh hơn thành mức cao nhất trong ba năm rưỡi.
Số lượng nhân viên tăng giúp các công ty giải quyết tốt khối lượng công việc, từ đó lượng công việc tồn đọng giảm lần thứ hai trong ba tháng. Trong khi đó, việc chuyển các mặt hàng thành phẩm cho khách hàng đã làm hàng tồn kho sau sản xuất tiếp tục giảm trong tháng 6.
Chi phí đầu vào tiếp tục tăng mạnh, và tốc độ tăng nhanh hơn so với tháng 5. Một loạt nhân tố góp phần làm tăng gánh nặng chi phí, đáng kể nhất là giá khí đốt và giá dầu tăng. Cước phí vận chuyển tăng và giá nguyên vật liệu cũng tăng.
Chi phí năng lượng và vận chuyển là nguyên nhân khiến giá bán hàng tiếp tục tăng. Tốc độ tăng giá đã chậm lại nhưng vẫn ở mức đáng kể và vẫn nằm trên mức trung bình kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào tháng 3/2011.
Chuỗi cung ứng tiếp tục bị gián đoạn cũng là một đặc điểm của kỳ khảo sát lần này, mặc dù mức độ thời gian giao hàng bị kéo dài ít nghiêm trọng hơn tháng 5. Những nơi thời gian giao hàng bị kéo dài là do tình trạng phong tỏa vì COVID-19 ở Trung Quốc Đại lục, những khó khăn của khâu vận chuyển, tình trạng tăng giá và khan hiếm nguyên vật liệu.
Hoạt động mua hàng tiếp tục tăng mạnh trong tháng 6 khi các công ty phải đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng. Hàng hóa đầu vào đã mua thường được sử dụng để hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất, từ đó tồn kho hàng mua tiếp tục giảm nhẹ.
Các nhà sản xuất kỳ vọng đại dịch vẫn được kiểm soát, từ đó các điều kiện thị trường và sản lượng sẽ ổn định trong 12 tháng tới. Hơn một nửa số người trả lời dự đoán tăng sản lượng, và mức độ lạc quan cao hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số.