PMI tháng 8 giảm mạnh nhất trong 16 tháng

Trang Nhi| 01/09/2021 09:00
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tình trạng suy thoái trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã trầm trọng hơn trong tháng 8, chỉ số nh quản trị mua hng PMI Việt Nam đã giảm cn 40,2 điểm so với 45,1 điểm của tháng 7.

Theo báo cáo mới công bố của IHS Markit, PMI đạt 40,2 điểm là điểm số thấp nhất của PMI trong 16 tháng, kể từ tháng 4/2020. Đến nay, các điều kiện kinh doanh đã giảm 3 tháng liên tiếp.

Những hạn chế do COVID-19 khiến một số nhà sản xuất phải đóng cửa tạm thời, trong khi những nhà sản xuất khác báo cáo thiếu nhân viên và khả năng sản xuất bị hạn chế. Kết quả là, sản lượng đã giảm với tốc độ đáng kể. Tốc độ giảm là nhanh thứ nhì trong lịch sử chỉ số, chỉ kém mức được ghi nhận vào tháng 4/2020.

pmi-thang-8.png
PMI tháng 8 giảm mạnh nhất trong 16 tháng. Ảnh: IHS

Một bức tranh tương tự được ghi nhận với số lượng đơn đặt hàng mới khi chỉ số này giảm tháng thứ ba liên tiếp, và tốc độ giảm là nhanh nhất trong thời gian 16 tháng. Tốc độ giảm của số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng nhanh hơn khi những hạn chế do COVID-19 làm hoạt động xuất khẩu khó khăn.

Thị trường lao động của lĩnh vực sản xuất cũng chịu ảnh hưởng của các hạn chế giãn cách xã hội. Một số công ty cho biết họ đã hoạt động theo chính sách "3 tại chỗ" để duy trì một số nhân viên tại nơi làm việc, nhưng không phải tất cả nhân viên đều có thể giam gia. Về tổng thể, việc làm đã giảm tháng thứ ba liên tiếp, và tốc độ giảm là nhanh và mạnh nhất kể từ tháng 4/2020.

Chuỗi cung ứng tiếp tục bị gián đoạn nghiêm trọng khi thời gian giao hàng kéo dài ở mức kỷ lục tháng thứ hai liên tiếp. Những khó khăn của khâu vận tải được nhiều người nhắc đến, khi tình trạng tắc nghẽn tại các hải cảng do không thể hoạt động hết công suất. Tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu là nhân tố thứ hai góp phần làm kéo dài thời gian giao hàng.

Tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu và những vấn đề của khâu vận tải làm chi phí đầu vào tiếp tục tăng mạnh, và tốc độ tăng giá vẫn thuộc mức nhanh nhất trong một thập kỷ. Để bù đắp, giá cả đầu ra cũng tăng, mặc dù mức độ tăng là thấp hơn nhiều so với chi phí đầu vào khi một số công ty phải giảm giá để duy trì doanh số.

Tháng 8 cũng ghi nhận mức giảm gần kỷ lục của hoạt động mua hàng trong bối cảnh đóng cửa công ty tạm thời và yêu cầu sản lượng giảm. Mặc dù giảm hoạt động mua hàng, tồn kho hàng hóa đầu vào đã tăng lần đầu tiên trong ba tháng. Tình trạng tăng chủ yếu phản ánh những khó khăn của các công ty trong việc duy trì sản lượng.

Tâm lý kinh doanh trong tháng 8 đạt mức thấp của tháng khi tình trạng trầm trọng của đợt bùng phát COVID-19 hiện nay đã khiến một số công ty dự đoán thời gian hạn chế hoạt động vẫn kéo dài.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
PMI tháng 8 giảm mạnh nhất trong 16 tháng