Bảo vệ người tiêu dùng

Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia có thể bị phạt đến 20 năm tù

Thành Phan 25/04/2025 - :17

Cùng với việc xử phạt hành chính, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm có thể bị xử lý hình sự.

Thời gian qua, lợi dụng tâm lý của người tiêu dùng, một số doanh nghiệp đã mời rất nhiều người nổi tiếng, có uy tín như biên tập viên đài truyền hình, diễn viên, hoa hậu, bác sĩ... tham gia quảng cáo không đúng sự thật về sản phẩm.

Với hình thức quảng cáo trực tuyến như hiện nay thì số lượng khách hàng có thể tiếp cận là rất lớn, việc mua và sử dụng các sản phẩm không đảm bảo chất lượng tiềm ẩn những nguy cơ gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt với đối tượng là trẻ nhỏ, người già, người bệnh và phụ nữ mang thai.

img_20250425_101042.jpg
Luật sư Vũ Văn Trà, Công ty Luật TNHH Sơn Trà thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa

Theo Luật sư Vũ Văn Trà, Công ty Luật TNHH Sơn Trà thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa, song song với việc áp dụng biện pháp xử phạt hành chính và buộc cải chính thông tin không chính xác đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm, thì cá nhân có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự năm 20 (sửa đổi bổ sung năm 2017) với mức phạt tù thấp nhất là 2 năm và cao nhất là phạt tù từ năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với Tội lừa dối khách hàng theo Điều 198 Bộ luật Hình sự thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc thuộc 1 trong các tình tiết tăng nặng tại khoản 2 thì phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cũng theo Luật sư Trà, hiện nay, Bộ Công an đang đề xuất tăng mức phạt đối với hai loại tội phạm trên, đề xuất này không chỉ siết chặt việc sản xuất, buôn bán hàng giả mà còn mang tính răn đe tới những người có sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội, phải bán hàng online và quảng cáo một cách trung thực, không lợi dụng chiêu trò để câu kéo lừa gạt khách hàng mua những sản phẩm giả, kém chất lượng.

thuocgia.jpg
Công an tỉnh Thanh Hóa mới triệt xóa một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả bắt giữ nhiều đối tượng

Người dân khi xem quảng cáo trên các trang mạng xã hội cần nhận biết có dấu hiệu vi phạm trong quảng cáo. Chẳng hạn, nếu sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà quảng cáo với nội dung như: Uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe sẽ khỏi bệnh hoặc có hình ảnh bác sĩ, nhân viên y tế giới thiệu về sản phẩm, không có dòng chữ “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; thổi phồng công dụng sản phẩm một cách khó tin như giúp giảm cân nhanh chóng, làm đẹp da tức thì, tác dụng chỉ sau vài ngày hay tăng cường sức khỏe vượt trội… là những nội dung quảng cáo vi phạm. Đặc biệt, trên website của Cục An toàn thực phẩm cung cấp các thông tin về “công khai xử lý vi phạm”, người dân có thể tra cứu thông tin để biết được sản phẩm có vi phạm không.

“Để bảo vệ bản thân và gia đình, người dân cần trở thành những người tiêu dùng thông thái. Chúng ta hãy tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi quyết định mua, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế và chọn mua các loại thực phẩm từ những nguồn tin cậy, không nên chỉ nhìn vào “độ nổi tiếng” của người quảng cáo sản phẩm để tránh cho niềm tin đặt sai chỗ” Luật sư Trà chia sẻ thêm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sản xuất, bun bán hng giả l lương thực, thực phẩm, phụ gia c thể bị phạt đến 20 năm t