Say đắm điệu xe trên “cao nguyên trắng”

Minh Anh| 16/02/2022 11:03
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trong những năm gần đây, huyện Bắc H (Lo Cai) - nơi được gọi l “cao nguyên trắng”, đã trở thnh một điểm đến du lịch văn ha, sinh thái hấp dẫn với du khách bốn phương. Khác với SaPa đã được phát triển du lịch một cách bi bản thì với Bắc H sẽ l một nét đẹp hoang sơ. Du khách cũng c thể được chiêm ngưỡng những nét văn ha đậm đ bản sắc dân tộc, nổi bật như điệu xe của đồng bo dân tộc Ty ở T Chải.

Điệu xoè gắn bó với đời sống, văn hoá người Thái, được tổ chức trong các sự kiện quan trọng của cộng đồng. Trải qua quá dài hình thành và phát triển, ngày nay, múa xòe đã trở thành “tài sản văn hóa” chung của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc.

Múa xòe gồm nhiều điệu thức như: xòe khăn, xòe quạt, xòe nón, xòe sạp... các điệu múa đều thể hiện tinh thần bình đẳng, không phân biệt trai gái, già trẻ, vòng xòe càng nhiều người tham gia càng đậm đà, ấm cúng.

Những người tham gia múa xòe tay trong tay, chân bước nhịp nhàng theo tiếng cồng chiêng, tiếng bài hát "Inh lả ơi", "Múa xòe hoa"... ngân vang núi rừng Tây Bắc.

xeo3.jpg
Vòng xòe trên Cao nguyên trắng luôn hấp dẫn du khách.

Những điệu xòe phổ biến và nổi tiếng hơn cả là điệu múa nón, múa sạp, múa quạt, múa vòng…Các điệu múa này thể hiện tình đoàn kết cộng đồng cao, tất cả mọi người tham dự nắm tay nhau, vừa múa hát, vừa nhảy múa theo tiếng khèn, tiếng cồng, chiêng rộn rã.

Vòng xòe càng nhiều người tham gia càng thể hiện sự đậm đà, ấm cúng. Các điệu xòe đều khởi nguồn từ hiện thực cuộc sống, của lao động sản xuất như gánh nước, xay thóc, giã gạo, hái rau, bắt cá…

Nổi bật là điệu xòe Then là loại hình nghệ thuật có sự tham gia của nhiều người, ở nhiều lứa tuổi khác nhau trong cộng đồng dân tộc Tày. Ngoài thầy Then làm nhiệm vụ chủ trì cúng các thần thánh thì những người tham gia xòe Then, hát Then là những đồng bào Tày tại địa phương.

Từ thanh niên đến cả những người cao tuổi còn sức khỏe cũng tham gia để múa. Họ múa then, hát then để cầu mong sức khỏe và may mắn trong năm cho họ, cho gia đình.

Xòe Then trước kia thường được tổ chức vào mùng 3 tháng Giêng và tháng Giêng âm lịch hàng năm. Khi những cơn mưa xuân vẫn đang lất phất, tiết trời vẫn lành lạnh thì từng vòng tay người nọ đen xen với những người kia nhảy múa bên đống lửa đã trở nên một nét văn hoá vô cùng đặc sắc của người dân tộc Tày nơi đây.

Cùng với sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, hiện nay, xã Tà Chải đã thành lập được 5 đội xòe ở 5 thôn: Na Kim, Na Pác Ngam, Na Lang, Na Lo, Na Hô, tập luyện thường xuyên để phục vụ các sự kiện, các ngày lễ hội của quê hương, đất nước và phục vụ hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn.

Hiện trong các bản làng của người Tày ở xã Tà Chải vẫn còn lưu giữ rất nhiều điệu xòe cổ, như: Xòe khăn, xòe đập lúa, xòe chiêng, xòe mò cá, xòe nón, xòe quạt...

Mỗi điệu đều có những nét đặc trưng riêng, nhưng tất cả đều gắn với đời sống lao động sản xuất của đồng bào nơi đây. Xòe mang đến tiếng cười cho bản làng, thôn, xóm, giúp mọi người quên nhọc nhằn trong lao động, sống vui vẻ, lạc quan hơn. 

Người Tà Chải có câu “Mí cốc chắng mí pai, mí sai chắng mí chứa” (Có gốc mới có ngọn, có cây mới có cành). Xòe Tà Chải là sự kế thừa và phát huy của bao thế hệ, đời ông cha đi trước truyền lại cho đời con cháu theo sau.

Những thế hệ nghệ nhân đầu tiên như Vàng Văn Tỉ, Giàng Po Thai, Lăm Po Rằn... đã khuất núi, thế hệ lớp thứ hai như nghệ nhân Lâm Văn Lù, Vàng Thị Tiều... cũng chẳng còn nhiều.

Nhưng “tre già măng mọc”, những “cây đại thụ”  xòe trên Tà Chải vẫn ngày ngày truyền dạy cho con cháu đời sau những làn điệu xòe truyền thống, giữ gìn hồn sắc dân tộc Tày nơi đây.

Tiếng kèn, tiếng trống của ông, của cha như nhịp ru những đứa trẻ từ vành nôi, lớn lên đôi chút, đứa trẻ được ngắm nhìn điệu xòe của bà, của mẹ.

Cứ vậy, vòng xòe của người Tày càng ngày càng rộng hơn, bởi thêm nhịp điệu, vòng tay của những thế hệ trẻ đang tiếp bước những điệu xòe truyền thống.

Trước đây, đội xòe của xã do nhóm nghệ nhân ở các thôn hợp lại, phục vụ trong các dịp lễ hội, các ngày lễ lớn. Khi xòe càng được nhiều người biết đến, nhu cầu thưởng thức nét đẹp văn hóa của người Tày Tà Chải được nhân lên, xã đã chỉ đạo thành lập các đội xòe ở các thôn, bản. Hiện, xã Tà Chải có 5 đội xòe ở 5 thôn (Na Kim, Na Pác Ngam, Na Lang, Na Lo, Na Hô), mỗi đội từ 10 - người.

Theo các nghệ nhân, việc học xòe không khó, nhưng để học được, chữ “tâm” còn được coi trọng hơn chữ “tài” rất nhiều lần. Bởi lẽ, chỉ có tài không chưa đủ, phải có tình yêu, nhiệt huyết với xòe mới có thể theo đuổi dài lâu.

Đây cũng chính là một trong những khó khăn trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa xòe của người Tày Tà Chải.

Ở tuổi 83, ông Lâm Văn Lù, nghệ nhân cao tuổi nhất của xã Tà Chải vẫn say đắm trong những làn điệu xòe truyền thống của dân tộc mình.

xoe.jpg
Các lớp học xòe cho các em học sinh vẫn thường xuyên được mở là cách gìn giữ và phát triển nét văn hóa độc đáo trên mảnh đất Tà Chải

Niềm đam mê ấy bắt đầu khi ông còn là một thiếu niên, được tham gia vào các lễ hội mùa Xuân, được biểu diễn điệu xòe của dân tộc mình trong các lễ hội. Ông thuộc tất cả các điệu xòe và biết sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ của đồng bào dân tộc Tày.

Đến nay, mặc dù sức khỏe đã giảm sút đi nhiều, song ông Lù vẫn cháy bỏng khát khao, muốn truyền dạy lại từng làn điệu xòe cho thế hệ con cháu. Bởi đó chính là nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Tày cần quan tâm gìn giữ. 

 “Mất bản sắc văn hóa là mất tất cả, nếu phát triển và duy trì được thì đây cũng là một nét đặc sắc để thu hút khách du lịch về với xã, qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con”, ông Lù nói. 


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Say đắm điệu xe trên “cao nguyên trắng”