Tâm điểm dư luận

Sửa luật để tinh gọn bộ máy

Trung Nguyễn 27/12/20 - 07:44

Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM mới đây, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho hay, Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc tinh gọn bộ máy.

Qua rà soát sơ bộ, có tới 184 luật liên quan đến tổ chức bộ máy cần phải sửa đổi, bổ sung. Cùng đó là khoảng 200 nghị định, chưa kể những quyết định của Thủ tướng, nghị quyết và nghị định của Chính phủ.

Liên quan đến chủ trương phân cấp, phân quyền cho các địa phương, ông Ninh cho rằng sau khi hợp nhất các bộ, ngành trung ương với những lĩnh vực quản lý đa ngành, nếu không phân cấp, phân quyền thì “chắc chắn không có Bộ trưởng nào có thể bao quát được tất cả lĩnh vực đa ngành”.

Qua rà soát bước đầu, việc phân cấp phân quyền liên quan đến khoảng 174 luật chuyên ngành cần phải sửa đổi, chưa kể những nghị định có liên quan và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Do đó, sắp tới Bộ Tư pháp sẽ tham mưu với Chính phủ, với Quốc hội trong kỳ họp Quốc hội vào tháng 2/2025 phải sửa đổi những luật bắt buộc phải sửa ngay để có thể vận hành thông suốt bộ máy.

Dự kiến sẽ phải sửa Luật Tổ chức Quốc hội và dựa vào kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phân cấp, phân quyền mới có thể sửa Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Tuy nhiên kỳ họp Quốc hội tới sẽ phải ban hành một nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo sắp xếp mới. Trong nghị quyết đó sẽ có điều khoản chuyển giao những nhiệm vụ từ các bộ trước khi sáp nhập, hợp nhất để tiếp tục làm nhiệm vụ trong những cơ quan mới.

Tại Hội nghị Tổng kết công tác phối hợp năm 20 giữa Đảng đoàn Quốc hội và Đảng ủy Cơ quan Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, năm 2025 là năm diễn ra đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng; chuẩn bị cho cuộc bầu cử ĐBQH khóa XVI và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 và nhiều dấu mốc quan trọng khác của đất nước.

Vì vậy, cần tập trung chỉ đạo quyết liệt để bảo đảm việc triển khai tổng kết Nghị quyết 18, bảo đảm lộ trình tổ chức Hội nghị Trung ương vào giữa tháng 2/2025; kỳ họp Quốc hội vào cuối tháng 2/2025. Đồng thời, hoàn thành việc rà soát và đề nghị sửa đổi, bổ sung các luật, nghị quyết liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Tại Nghị quyết số 0 về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 11 năm 20, Chính phủ thống nhất sự cần thiết xây dựng Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Chính phủ, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước "tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả", đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tình hình mới.

Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến các thành viên Chính phủ, ý kiến các bộ, cơ quan liên quan, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, trong đó lưu ý rà soát, bám sát chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan. Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính.

Bộ Nội vụ được giao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, sớm báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ để trình Bộ Chính trị chỉ đạo các cơ quan theo thẩm quyền rà soát, sửa đổi các luật về tổ chức bộ máy... làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị trên cơ sở Hiến pháp năm 2013.

Nghị quyết cũng đề nghị Bộ Nội vụ làm rõ thêm các vấn đề liên quan đến việc phân công trong nội bộ từng cơ quan và mối quan hệ, cũng như cơ chế vận hành, quyền hạn và trách nhiệm của tập thể cơ quan với cá nhân người đứng đầu để thể hiện rõ tinh thần phân cấp trong chính các cơ quan của Chính phủ, qua đó, giúp bộ máy của Chính phủ vận hành hiệu quả.

Chính phủ cũng giao Bộ Nội vụ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, ý kiến các bộ, cơ quan liên quan, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Theo nghị quyết, Bộ Nội vụ thực hiện rà soát, bám sát chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan.

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chú trọng truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận.

Việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đang được các cấp, các ngành tập trung triển khai một cách quyết liệt nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Cùng với đó, việc rà soát, sửa đổi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan cũng cần được thực hiện khẩn trương, đồng bộ để bảo đảm không có “khoảng trống” pháp lý.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sửa luật để tinh gọn bộ máy