Chính trị

Sửa Nghị quyết 525 nhằm nâng cao hiệu quả trong tiếp xúc cử tri

Mai Thoa 12/07/2023 - 12:21

Sáng 12/7, UBTVQH cho ý kiến về việc tổng kết, rà soát việc thực hiện Nghị quyết liên tịch 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN về việc tiếp xúc cử tri của ĐBQH.

120720230800-9.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Phiên họp thứ .

Chưa có sự đổi mới trong tiếp xúc cử tri

Trình bày Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu, rà soát Nghị quyết 525, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết, qua 10 năm thực hiện, nhận thức của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thi hành Nghị quyết đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều ĐBQH đã chủ động, tích cực thực hiện việc tiếp xúc cử tri với nhiều hình thức khác nhau; thu thập, nghiên cứu và chuyển nhiều kiến nghị của cử tri đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.

Cử tri ngày càng nhận thức rõ hơn về quyền và trách nhiệm tham dự các cuộc tiếp xúc, kiến nghị, phản ánh với ĐBQH, ngày càng quan tâm đến hoạt động của Quốc hội, ĐBQH nói chung, hoạt động tiếp xúc cử tri nói riêng.

Hiện đã có: 27.071 cuộc tiếp xúc cử tri, với nhiều hình thức khác nhau được tổ chức; 42.455 kiến nghị của cử tri được tổng hợp, chuyển tới 72 đầu mối các cơ quan, đơn vị, tổ chức ở Trung ương có thẩm quyền giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri; 650 văn bản quy phạm pháp luật khác nhau được các cơ quan có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung theo kiến nghị của cử tri.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng nảy sinh một số những hạn chế, vướng mắc. Theo Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình, Nghị quyết số 525 được ban hành trên cơ sở quy định của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2007; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1999 và Nghị quyết số 27/2012/QH13 của Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 3 về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật này đều đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Việc triển khai hoạt động tiếp xúc cử tri của ĐBQH, Đoàn ĐBQH chủ yếu tập trung dưới hình thức tiếp xúc cử tri định kỳ, trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, hình thức tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, đối tượng được tổ chức còn ít và chủ yếu theo hình thức hội nghị. Hoạt động tiếp xúc cử tri sau kỳ họp Quốc hội thường ít hơn trước kỳ họp. Thời gian, địa điểm tiếp xúc cử tri chưa linh hoạt, chủ yếu trong giờ hành chính, hoặc thời giờ lao động chính của người dân, nên cử tri khó tiếp cận với người đại diện của mình. Nghị quyết số 525 chưa quy định hình thức tiếp xúc cử tri trực tuyến hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến; nhiều địa phương khó khăn trong việc đầu tư xây dựng hệ thống trực tuyến do ngân sách, nguồn lực chưa đảm bảo…

Bên cạnh đó, chất lượng tổng hợp kiến nghị của cử tri của một số Đoàn ĐBQH vẫn còn bất cập; Việc thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri chủ yếu chỉ thực hiện qua các đợt tiếp xúc cử tri định kỳ, trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, còn đối với các hình thức tiếp xúc cử tri theo nhóm đối tượng, chuyên đề, lĩnh vực chưa tập hợp được nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri;

Trách nhiệm giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan của Quốc hội có sự thay đổi trong quy định pháp luật; Chất lượng giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri chưa cao, một số nội dung chưa đáp ứng được kỳ vọng của cử tri; việc trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri của một số cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có lúc còn thiếu cụ thể, chưa kịp thời, không rõ trách nhiệm của cơ quan mình; Một số bộ, ngành trung ương giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri không đúng hạn, còn chậm...

120720230856-z4508674038960_f557396659bfa4807bd10b388b0d3c5d.jpg
Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp.

Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri nói riêng và công tác dân nguyện nói chung, việc nghiên cứu, rà soát các quy định tại Nghị quyết số 525 nhằm đảm bảo thống nhất và phù hợp với Hiến pháp và các văn bản pháp luật đã ban hành, phù hợp với thực tiễn.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Nghị quyết có hiệu lực thi hành đã được 10 năm, việc nghiên cứu, rà soát, tổng kết Nghị quyết 525 về công tác tiếp xúc cử tri của ĐBQH là rất cần thiết. Hiện nay có rất nhiều quy định trong các luật, nghị quyết của Quốc hội đã được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới với nhiều quy định cụ thể, quy định mới, khác với quy định trong Nghị quyết liên tịch này.

Do đó, việc tổng kết, nghiên cứu, rà soát nhằm đánh giá, nhìn lại những kết quả đạt được và những điều chưa được, nhằm nâng cao hiệu quả tiếp xúc cử tri; đây cũng là việc thực hiện nhiệm vụ, vai trò của ĐBQH trong việc giữ mối liên hệ, phản ánh ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của cử tri và theo dõi, giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri.

Cần phân định rõ tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, hiện nay chưa có phân biệt rõ ràng giữa tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp. Tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường là cử tri nói cho đại biểu nghe, còn tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thì thường là đại biểu phổ biến kết quả kỳ họp cho cử tri và nhân dân. Kết quả kỳ họp thường được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Vì vậy, cần phân biệt rõ ràng và có phương án quy định phù hợp đối với việc tổ chức tiếp xúc cử tri sau kỳ họp để đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nâng cao hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri.

Hiện nay, việc tổ chức tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, tại nơi cư trú, nơi làm việc còn hạn chế. Các ý kiến nêu trong tiếp xúc cử tri chủ yếu tập trung vào các nội dung như đời sống học tập, làm việc, đất đai… các vấn đề thuộc thẩm quyền địa phương, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của cử tri. Vì vậy, nhiều trường hợp cần có lãnh đạo địa phương dự tiếp xúc cử tri để tiếp thu các ý kiến, vấn đề thuộc thẩm quyền.

120720230855-z4508643696118_3185538f2ef9c6d31ccf8f893499f625.jpg

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân, làm rõ hạn chế là trong văn bản pháp luật, hay trong tổ chức thực hiện, để có phương án điều chỉnh hoặc giải pháp phù hợp. Cần quy định rõ ràng, cụ thể đối với việc tiếp xúc cử tri trực tiếp kết hợp trực tuyến; tiếp xúc cử trước Kỳ họp bất thường.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, báo cáo chưa lý giải nguyên nhân trong báo cáo nêu số lượng các cuộc tiếp xúc cử tri tại nơi cư trú, nơi công tác, tiếp xúc cử tri ngoài địa bàn tỉnh, thành phố nơi đại biểu ứng cử chiếm tỷ lệ quá thấp so với tổng số cuộc tiếp xúc cử tri; những khó khăn gì dẫn đến kết quả này, cần được làm rõ trong báo cáo để có giải pháp phù hợp khi sửa đổi.

Bên cạnh đó, báo cáo nêu các đợt tiếp xúc cử tri của ĐBQH và đại biểu HĐND thường được tổ chức riêng rẽ, gây ra tình trạng quá tải cho cấp ủy, chính quyền địa phương và cử tri. Những bất cập này là do cách thức tổ chức, không phải là bất cập từ Nghị quyết liên tịch 525, do vậy cần có sự hướng dẫn cụ thể từ phía Ban Dân nguyện, Ban Công tác đại biểu và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Ngoài ra, Nghị quyết số 525 chưa quy định hình thức tiếp xúc cử tri trực tuyến, tổng hợp ý kiến cử tri tại các kỳ họp bất thường; cách thức tổ chức tiếp xúc cử tri ở mỗi địa phương cũng khác nhau, chưa thống nhất… Vì vậy cần sửa đổi cho phù hợp.

120720230803-3.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Phiên họp thứ .

Đầu giờ sáng nay 12/7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Phiên họp thứ .

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự kiến trong 2,5 ngày, Phiên họp thứ sẽ xem xét cho ý kiến về các nội dung quan trọng.

Thứ nhất, về công tác xây dựng pháp luật, UBTVQH sẽ cho ý kiến đối với dự án Luật Đường bộ và dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Đây là 2 dự án luật đã được Quốc hội quyết định trong Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 20, bổ sung Chương trình năm 2023.

Theo tiến độ, Quốc hội sẽ xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 6 và xem xét quyết định thông qua tại Kỳ họp thứ 7. Hai dự án Luật này đã được chuẩn bị khá lâu và cho đến nay, theo đề xuất của Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã đủ điều kiện để trình UBTVQH cho ý kiến sớm để các cơ quan, tổ chức hữu quan, nhất là các cơ quan chủ trì soạn thảo có thêm thời gian để nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện để có chất lượng tốt nhất, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Thứ hai, UBTVQH sẽ xem xét về biểu quyết thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Khi dự thảo Nghị quyết này được thông qua thì Chính phủ và các cơ quan tổ chức hữu quan, các địa phương để phục vụ kịp thời cho Đại hội Đảng bộ các cấp để tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị UBTVQH nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ, xem xét để kịp thời thể chế hóa Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về sắp xếp tinh giản bộ máy biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của quản lý nhà nước và Nghị quyết 27-NQ/TW của Trung ương khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ ba, về công tác giám sát, UBTVQH sẽ nghe báo cáo về kết quả giám sát bước đầu về chuyên đề giám sát của UBTVQH về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông”. Tại phiên họp này là cho ý kiến bước đầu và đến phiên họp thường kỳ tháng 8, UBTVQH sẽ tổ chức giám sát chính thức đối với chuyên đề quan trọng này. Đồng thời, UBTVQH cũng tiếp tục xem xét về kết quả công tác dân nguyện của tháng 7.

UBTVQH sẽ cho ý kiến về việc tổng kết, rà soát việc thực hiện Nghị quyết liên tịch 525/2012/NQLT/UBTVQH13-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 27/9/2012 về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, trong 10 năm qua, phương thức hoạt động của Quốc hội có nhiều thay đổi.

Ngoài ra, tại phiên họp này, UBTVQH sẽ tổng kết Kỳ họp thứ 5 và cho ý kiến bước đầu về chương trình, nội dung, chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan, các thành viên UBTVQH nghiên cứu tài liệu, phát huy kết quả những phiên họp trước, phát biểu sâu và liên tục cho ý kiến để phiên họp thường kỳ tháng 7 có kết quả tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sửa Nghị quyết 525 nhằm nâng cao hiệu quả trong tiếp xúc cử tri