Cải cách tư pháp

TAND tỉnh Quảng Bình: Tổ chức lấy ý kiến Luật Tư pháp chưa thành niên

Minh Phương 06/01/20 - 17:34

Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới, TAND tỉnh Quảng Bình tổ chức lấy ý kiến, góp ý dự thảo Luật Tư pháp chưa thành niên. Đồng chí Nguyễn Hữu Tuyến, Chánh án TAND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Chiều 6/1, TAND tỉnh Quảng Bình tổ chức hội nghị để lấy ý kiến về đạo luật chuyên biệt về tư pháp người chưa thành niên bao gồm các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký… nhằm thảo luận về các vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau như xử lý chuyển hướng, trách nhiệm hình sự, thủ tục tố tụng thân thiện và hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên nhằm hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV.

z50454479118_696e7e49a930865b8c13bcd1274471(2).jpg
Toàn cảnh Hội nghị.

Tại Hội nghị, nhiều đại biểu đã có những ý kiến đóng góp sát thực tiễn từ kinh nghiệm xét xử, cân nhắc các biện pháp phù hợp… Trong đó, tập trung thảo luận, phân tích, làm rõ vào các vấn đề lớn, vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật như xử lý chuyển hướng; trách nhiệm hình sự; thủ tục tố tụng thân thiện và hoà nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên…

Theo đó, Dự thảo Luật áp dụng nguyên tắc cơ bản đối với hoạt động tư pháp người chưa thành niên đã đưa ra 11 biện pháp xử lý chuyển hướng, trong đó có kế thừa các biện pháp của BLHS hiện hành và đưa ra phát triển 18 biện pháp, thể hiện tính ưu việt và nhân văn. Trong 11 biện pháp xử lý chuyển hướng có 10 biện pháp xử lý chuyển hướng ở ngoài cộng đồng, còn 1 biện pháp duy nhất đó là giáo dục tại trường giáo dưỡng.

z5045701662197_60539b371450790007ea5885497a82.jpg
Các đại biểu trình bày tham luận tại Hội nghị tập trung vào vấn đề gợi ý của Dự thảo Luật.

Vấn đề đặt ra là Tòa án có thể áp dụng một trong nhiều biện pháp đối với người chưa thành niên phạm tội hay chỉ được áp dụng 1 biện pháp.

Dự thảo Luật quy định giao cho Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng trên cơ sở đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc tự mình xem xét, thay vì hiện hành thẩm quyền này được giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử.

z50454751897_fdcd8afbbc2bff564fb685c6caabbc0a.jpg
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Hữu Tuyến, Chánh án TAND tỉnh trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng các Thẩm phán Trung cấp và Sơ cấp.

Việc thay đổi thẩm quyền như trên, để bảo đảm việc áp dụng thống nhất, hiệu quả các biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên.

Về thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, hiện còn hai quan điểm: Thứ nhất cho rằng quy định chỉ có TAND là cơ quan có thẩm quyền trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên theo đề nghị của cơ quan điều tra, VKS.

Bên cạnh đó, cũng có quan điểm cho rằng nên giữ nguyên quy định của pháp luật hiện hành, theo đó cả ba cơ quan là cơ quan điều tra, VKS, TAND đều có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng theo từng giai đoạn tố tụng.

Dự thảo Luật Tư pháp chưa thành niên gồm 175 điều, được bố cục thành 05 phần, 11 chương, với nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên.

z5045447899475_04e184d79ff6ea85ec9616861d68d075.jpg
Đồng chí Trần Anh Tuấn, tân Thẩm phán Trung cấp, Phó Chánh án huyện Quảng Trạch phát biểu nhận nhiệm vụ.

Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hữu Tuyến, Chánh án TAND tỉnh cũng đã gợi mở nhiều ý kiến để các đại biểu phân tích, bám vào quy trình tố tụng để làm rõ thêm xu hướng sắp tới…

Theo đó, quan điểm nào nhận được sự đồng thuận cao sẽ được tổng hợp để Chánh án TAND tỉnh báo cáo TANDTC chọn, để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV.

Dịp này, TAND tỉnh Quảng Bình cũng đã công bố Quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm 1 Thẩm phán Trung cấp và 2 Thẩm phán sơ cấp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
TAND tỉnh Quảng Bình: Tổ chức lấy ý kiến Luật Tư pháp chưa thnh niên