Tăng trưởng xanh: Xu thế tất yếu, l mục tiêu mọi quốc gia đang hướng tới

NGÔ CHUYÊN| 29/03/2021 :32
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Chiều nay (29/3), Bộ Kế hoạch v Đầu tư tổ chức Hội nghị tham vấn xây dựng chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2045, hướng tới 2050. Hội nghị do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch v Đầu tư – Nguyễn Chí Dũng chủ trì.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh: “ Tăng trưởng kinh tế được coi là chìa khóa đối với mục tiêu giảm nghèo trên toàn cầu. Kể từ năm 1990 công cuộc giảm nghèo đã thực sự đạt được những bước tiến quan trọng, với hơn 1,2 tỷ người đã thoát khỏi cảnh nghèo cùng cực”.

166349433_441013443855867_3052764972005506233_n.jpg
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Nguyễn Chí Dũng.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nêu ra những hạn chế gặp phải như: mô hình khai thác tài nguyên thiên nhiên ở quy mô không bền vững không những gây ra những tác động tiêu cực lớn đến môi trường, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu toàn cầu, mà còn không tính đến đầy đủ các khía cạnh về công bằng xã hội, bình đẳng giới, hòa nhập và cơ hội kinh tế cho các thế hệ tương lai.

“Chính vì vậy, các quốc gia trên thế giới đang bắt đầu suy nghĩ lại về các lựa chọn để đạt được sự thịnh vượng kinh tế một cách bền vững trước mối quan tâm ngày càng tăng về việc duy trì và bảo vệ nguồn vốn tự nhiên, và mong muốn thúc đẩy phát triển xã hội bao trùm, gắn kết các giá trị con người và giá trị văn hóa”, Bộ Trưởng Dũng nói.

Theo Bộ trưởng Dũng, tăng trưởng xanh đã trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới. Xu thế này là lựa chọn tất yếu khách quan, đặc biệt đối với các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Lựa chọn tăng trưởng xanh cũng được coi là một hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế nhằm đạt được thịnh vượng toàn diện cho các quốc gia.

166259425_275927717334547_2777779003397554798_n.jpg
Toàn cảnh Hội nghị.

Cách tiếp cận này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn hướng tới hài hòa phát triển kinh tế - xã hội với phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên. Thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng xanh, các giá trị văn hóa cốt lõi được truyền tải, chia sẻ và thấm nhuần trong chính lối sống của con người.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng chưa từng có trên toàn cầu. Kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh và phục hồi sau suy thoái kinh tế là ưu tiên hàng đầu của các chính phủ khắp thế giới.

Đại dịch COVID-19 cũng đang làm thay đổi thế giới trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự chuyển dịch mạnh mẽ của kinh tế số.

“Bên cạnh những thách thức, COVID-19 cũng tạo cơ hội để các quốc gia đánh giá lại các mô hình phát triển kinh tế, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về những mối đe dọa nghiêm trọng từ các vấn đề môi trường và sức khỏe. Cũng như tận dụng những thay đổi tích cực từ chính đại dịch, điều này đòi hỏi phải có những phản ứng chính sách một cách toàn diện từ phía các chính phủ. Phục hồi tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh hay khôi phục xanh nên hiện đang là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia”, Bộ trưởng Dũng nói.

Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động nặng nề bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, và gia tăng các yếu tố tác động từ bên ngoài.

Mặt khác, Việt Nam đang tiếp tục đà đổi mới, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, chất lượng và hiệu quả, đồng thời đứng giữa ngã rẽ để phục hồi hậu COVID-19.

Bởi vậy, theo Bộ trưởng Dũng, việc chuyển hướng sang kinh tế xanh và tăng trưởng xanh, cập nhật Chiến lược tăng trưởng xanh cho phù hợp định hướng phát triển mới của đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 là một lựa chọn tất yếu và là cơ hội lớn để Việt Nam có thể trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về tăng trưởng xanh, phục hồi xanh, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới.

Do đó, việc xây dựng “Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, hướng tới 2050” phù hợp với bối cảnh mới là mục tiêu và ưu tiên cấp thiết giúp Việt Nam đi tắt đón đầu, bắt kịp, tiến cùng, vượt lên, hướng tới khát vọng thịnh vượng kinh tế.

Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, bình đẳng về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển hài hòa với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia.

"Tăng trưởng xanh góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng cường năng lực chống chịu của nền kinh tế và giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của con người trước các cú sốc bên ngoài", Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tăng trưởng xanh: Xu thế tất yếu, l mục tiêu mọi quốc gia đang hướng tới