Để chủ động thích ứng linh hoạt, an ton trong thời điểm bình thường mới, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, Thanh Ha đã khẩn trương ban hnh các chỉ đạo kịp thời, tạo thuận lợi cho người dân, phương tiện lưu thng qua địa bn, ổn định sản xuất, kinh doanh.
Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phải bám sát Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định số 4800 của Bộ Y tế, nhằm thống nhất quan điểm trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của người dân. Mục tiêu là bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế thấp nhất các ca mắc, ca chuyển nặng, tử vong do Covid-19, thực hiện “mục tiêu kép”, giữ vững thế chủ động phòng, chống dịch trong trạng thái bình thường mới trên địa bàn toàn tỉnh.
Dự thảo quy định phân loại cấp độ dịch thành 4 cấp độ, việc xác định cấp độ dịch được thực hiện theo công thức: Nếu tỷ lệ dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin phòng COVID-19 đạt 70% trở lên, tỷ lệ ca mắc trong cộng đồng/100 nghìn dân/1 tuần dưới 50 ca là cấp 1; từ 50 đến dưới 0 ca là cấp 2; từ 0 ca trở lên là cấp 3. Tỷ lệ dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin phòng COVID-19 đạt dưới 70%, tỷ lệ ca mắc trong cộng đồng/100 nghìn dân/1 tuần dưới 20 ca là cấp 1, từ 20 đến dưới 50 ca là cấp 2, từ 50 đến dưới 0 ca là cấp 3, từ 0 ca trở lên là cấp 4.
Quy định cũng nêu rõ dựa trên các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch, UBND cấp nào thực hiện đánh giá, xác định cấp độ dịch ở quy mô cấp đó, từ xã đến tỉnh. Đồng thời, căn cứ vào diễn biến tình hình thực tế, các địa phương thường xuyên đánh giá, điều chỉnh cấp độ dịch trên địa bàn phụ trách để quyết định các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
Quy định cũng nêu rõ các biện pháp áp dụng theo cấp độ dịch đối với các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân. Trong đó, đáng chú ý là quy định áp dụng các biện pháp đối với các hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời; vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy; lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội địa hoặc liên tỉnh; hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch; quy định về việc đi lại của người dân… Theo đó, tùy vào cấp độ dịch, sẽ áp dụng các biện pháp hạn chế, bổ sung điều kiện hoạt động hoặc quyết định ngừng hoạt động đối với từng trường hợp cụ thể.
Quy định cũng nêu rõ các biện pháp chuyên môn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, đơn vị, các cấp chính quyền trong công tác chuẩn bị ứng phó với dịch Covid-19; công tác xét nghiệm; các biện pháp cách ly và giám sát, quản lý các đối tượng nguy cơ; về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, điều trị F0, hướng dẫn, quản lý, hỗ trợ người về từ vùng dịch; về các chi phí trong cách ly, điều trị và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch.
Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Đỗ Trọng Hưng khẳng định: Thời gian qua Thanh Hóa đã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch rất quyết liệt, đồng bộ, kịp thời, đạt được những kết quả quan trọng. Đến nay, Thanh Hóa đã và đang thực hiện tốt “mục tiêu kép”, vừa phòng Covid-19, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình dịch theo dự báo vẫn còn khó lường. Thanh Hóa cần phải có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 để chuyển sang trạng thái bình thường mới, với mục tiêu cao nhất là bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, vừa khôi phục và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, gắm với bảo đảm an ninh - trật tự, an toàn xã hội; phấn đấu trong thời gian sớm phải bao phủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 cho người dân từ 18 tuổi trở lên, đồng thời triển khai tiêm phòng cho trẻ em dưới 18 tuổi theo quy định.
Để đạt được mục tiêu, trước hết phải phát huy vai trò của người dân là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch. Phải thống nhất trong toàn tỉnh để thực hiện việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, với lộ trình phù hợp, khả thi. Mỗi cán bộ, người dân cần xác định chiến lược thường xuyên, lâu dài; trong đó tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly, điều trị là điều kiện tiên quyết, đồng thời tiếp tục thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K và áp dụng công nghệ trong phòng, chống dịch.
Thanh Hóa sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, công tác quản lý, điều hành của chính quyền, huy động cả hệ thống chính trị, sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân trong phòng, chống dịch và khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống dịch; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với kiểm tra, giám sát và phát huy tính tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của từng cơ quan, địa phương, đơn vị. Triển khai hiệu quả kế hoạch tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh, trên cơ sở đảm bảo yêu cầu về an toàn dịch bệnh.
Tập trung đầu tư từng bước để nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở; chủ động tìm kiếm nguồn vắc xin, chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Khuyến khích huy động nguồn lực của địa phương và nguồn lực xã hội để phục vụ công tác phòng, chống dịch. Nghiên cứu xây dựng chính sách đãi ngộ đặc thù đối với lực lượng y tế, lực lượng tuyến đầu có nhiều đóng góp cho công tác phòng, chống dịch.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác an sinh xã hội, quan tâm đến các đối tượng yếu thế trong xã hội như người già, trẻ em mồ côi, những người nghèo bị mất việc làm, mất thu nhập do Covid-19. Nghiên cứu để khắc phục những bất cập trong việc dạy và học trực tuyến, giữ vững an ninh - trật tự, an toàn xã hội, tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong phòng, chống dịch.
Phải tiếp tục phát huy vai trò trung tâm, nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Các sở, ngành, địa phương phải phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong công tác tham mưu và áp dụng các biện pháp quản lý, kiểm soát dịch bệnh, để không xảy ra ách tắc cục bộ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và dân sinh.
Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch Covid-19; bảo đảm kết nối liên thông, thuận lợi và an ninh, an toàn thông tin. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận và niềm tin xã hội đối với công tác phòng, chống dịch, nâng cao nhận thức, tinh thần tự giác, chủ động, tích cực của các cơ quan, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, người dân trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Ban Chỉ đạo thống nhất không thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên tại các chốt kiểm soát trên địa bàn toàn tỉnh và không kiểm tra giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm đối với người đi qua các chốt, mà chỉ xét nghiệm cho những người có biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19 và những người có yêu cầu. Duy trì các chốt kiểm soát người trở về từ vùng dịch để hướng dẫn, phân luồng người từ vùng dịch vào địa bàn tỉnh, thông tin cho các địa phương để áp dụng biện pháp phòng, chống dịch theo quy định…
Những chính sách linh hoạt, chủ động, đảm bảo kiểm soát dịch Covid-19 sẽ giúp người dân, doanh nghiệp và toàn bộ các đơn vị dần trở lại với guồng quay sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt trong những tháng cuối năm để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, tạo đà cho sự bứt phá trong thời gian tới.