Theo nghiên cứu của Cng ty Tư vấn Quốc tế EY, Nga đã lọt vo Top 10 quốc gia hấp dẫn nhất để đầu tư năm 2019, Sputnik đưa tin.
Ảnh minh họa
Theo đó, Nga đứng thứ 10 trong Top 10 quốc gia hấp dẫn nhất về đầu tư.
So với năm 2018, giá trị vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Nga giảm 9%. Tuy nhiên, kể từ năm 2019, giá trị này vẫn ở mức cao, sự suy giảm là do tình hình tăng trưởng kinh tế giảm thiểu nói chung và các biện pháp trừng phạt.
Trong khi đó, ở 55% các nước châu Âu cũng ghi nhận tình trạng đầu tư nước ngoài bị giảm, con số tăng trưởng chung chưa đến 1%, Sputnik cho biết.
Nghiên cứu của Công ty Tư vấn Quốc tế EY cho biết, năm 2019, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 191 dự án ở Nga.
Trong đó, đứng vị trí đầu tiên về đầu tư là Đức, với chỉ số FDI tăng 50% so với năm 2018 và lên tới 36 dự án. Trung Quốc và Pháp cùng đứng vị trí thứ hai, đầu tư vào 22 dự án. Mỹ mất vị trí đầu tiên và tụt xuống hàng thứ tư.
Cũng theo nghiên cứu của Công ty Tư vấn Quốc tế EY, đứng đầu trong bảng xếp hạng các quốc gia hấp dẫn nhất về đầu tư là Pháp. Mặc dù vẫn trong cơn khủng hoảng hậu Brexit, song Anh vẫn xếp vị trí thứ hai. Đứng cuối nhóm ba nước đầu tiên là Đức.
Top10 còn bao gồm Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan, Ba Lan, Ireland và Thổ Nhĩ Kỳ, Sputnik cho biết.
Các chuyên gia Công ty Tư vấn Quốc tế EY cũng lưu ý rằng nhiều công ty đã sửa đổi kế hoạch đầu tư của họ vì đại dịch COVID-19. Được biết rằng 10% các dự án ở châu Âu đã bị hủy bỏ, một phần tư khác bị đóng băng. Hơn một nửa số các nhà đầu tư có ý định giảm vốn đầu tư năm 2020, % khác dự kiến sẽ có sự sụt giảm đáng kể.
Tuy nhiên, bất chấp hậu quả hữu hình của COVID-19, Nga vẫn tiếp tục thực hiện các thỏa thuận đã ký trước đó và ký kết các thỏa thuận mới, ông Alexander Ivlev, đối tác quản lý của Công ty Tư vấn Quốc tế EY tại các nước SNG cho biết.
Các chuyên gia cho rằng có ba xu hướng quyết định chính sách đầu tư trong điều kiện mới. Cụ thể bao gồm: Sự tăng tốc của quá trình đổi mới công nghệ, sẽ giúp giảm chi phí và tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ cho khách hàng; Các vấn đề về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đang ngày càng được quan tâm; và cuối cùng là Quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng và xem xét lại những ưu tiên trong mua sắm trong và ngoài nước.