Những ca nhiễm bệnh mới hng tuần đã gia tăng kể từ cuối tháng 2 c ng với sự gia tăng các cuộc tấn cng của các nhm vũ trang cũng như sự mất lng tin của cộng đồng về sự ứng ph với dịch bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo, phụ nữ và trẻ em là những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất trong những nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh và các cuộc tấn công vào các trung tâm y tế và sự ngờ vực của người dân tại địa phương.
Cảnh sát bảo vệ một bệnh viện ở Butembo một ngày sau khi một trung tâm điều trị Ebola ở quận Katwa của thành phố bị dân quân tấn công.
Số người thiệt mạng do dịch Ebola tại Cộng hòa Dân chủ Congo dự kiến sẽ vượt quá 1.000, Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo hôm thứ sáu.
Những ca nhiễm bệnh mới hàng tuần đã gia tăng kể từ cuối tháng 2 cùng với sự gia tăng các cuộc tấn công của các nhóm vũ trang cũng như sự mất lòng tin của cộng đồng về sự ứng phó với dịch bệnh.
Kể từ khi vụ dịch bắt đầu vào tháng 8, 1.510 trường hợp đã được ghi nhận ở các tỉnh Bắc Kivu và Ituri, theo số liệu được công bố bởi Bộ Y tế của Cộng hòa dân chủ Congo hôm thứ Năm, trong khi 994 người đã chết vì căn bệnh này.
Một loại vắc-xin thử nghiệm, được cho là có hiệu quả cao, đang được cung cấp cho các nhân viên tuyến đầu cũng như những người đã tiếp xúc với các bệnh nhân Ebola và những người thân của họ. Tuy nhiên, hiệu quả của chiến lược ứng phó với nạn dịch này lại phụ thuộc vào việc làm thế nào để tiếp cận được các khu vực bị ảnh hưởng của vụ dịch.
Trong một tuyên bố được đưa ra trong tuần này, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo tình hình an ninh vẫn không ổn định là "một trở ngại lớn" cho công tác dập dịch.
Đã có 119 cuộc tấn công vào các nhân viên y tế làm công tác chống dịch Ebola kể từ tháng 1, 42 cuộc tấn công trong số đó là trực tiếp vào các cơ sở y tế. Đã có 85 nhân viên y tế bị thương hoặc thiệt mạng.
Số ca nhiễm Ebola mới đã có "sự gia tăng đáng kể, mặc dù không có sự gia tăng đột biết" sau một cuộc tấn công vào bệnh viện Butembo vào tháng trước, trong đó Tiến sĩ Richard Valery Mouzoko Kiboung, một nhà dịch tễ học, đã bị giết, WHO nói thêm. Mỗi khi các cơ sở bị tấn công, công tác chống dịch bị phá hủy, làm nặng thêm dịch bệnh.
Theo một số dữ liệu hiện có, hơn một nửa số ca nhiễm Ebola là phụ nữ và ba trong số 10 trẻ em dưới 18 tuổi đã mắc bệnh.
Các cuộc tấn công liên tiếp vào các trung tâm y tế, cũng như số lượng lớn bệnh nhân không tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nhân viên chuyên khoa Ebola, đã thúc giục các cơ quan y tế có nhiều hoạt động hơn để loại bỏ sự ngờ vực của cộng đồng.
Một nhân viên y tế Ebola tại một trung tâm điều trị ở Beni, miền đông Congo.
Tamba Emmanuel Danmbi-saa, Giám đốc chương trình nhân đạo của Oxfam tại Congo, cho biết: "Thực tế đáng buồn là sự thiếu hụt sự tham gia của cộng đồng cùng với WHO trong công tác dập dịch".
"Chúng tôi đang nói về một bối cảnh nơi mọi người phải chịu các cuộc tấn công vũ trang liên tục, họ đã mất người thân, tài sản và đang ở trong tình trạng di dời vĩnh viễn."
Danmbi-saa cho biết, nhu cầu rộng lớn của cộng đồng đã nhận được rất ít sự quan tâm của các nhà tài trợ quốc tế.
Điều này đã góp phần ảnh hưởng xấu tới mối quan tâm cũng như tin đồn về Ebola, họ không chỉ tin rằng đây là một công việc kiếm tiền cho các tổ chức, hoặc căn bệnh này không thực sự tồn tại.
"Chính cuộc khủng hoảng Ebola đã phơi bày những lỗ hổng to lớn trong hoạt động nhân đạo", Kimberly Bennett, Giám đốc vận động của Hội đồng Tị nạn Nauy tại Congo nói thêm. "Đã có một sự lãng quên bất công đối với Congo của các cộng đồng."
Chi phí nhân đạo cần cho DRC, chỉ tính riêng cho chương trình dập dịch Ebola, đòi hỏi 1,6 tỷ đô la (1,2 tỷ đồng) nhưng đến nay mới chỉ được tài trợ 12% nhu cầu. Trong số những người đã bị di dời bởi xung đột ở Bắc Kivu, gần 90% đang sống với chỉ một bữa ăn mỗi ngày, Hội đồng Tị nạn Nauy cho biết.
Hôm thứ Năm, Bộ Y tế đã công bố thêm 10 trường hợp tử vong vì Ebola, bảy trong số đó là tử vong vì lý do đến từ cộng đồng, nghĩa là người bệnh không được chăm sóc tại một trung tâm điều trị Ebola.
Sự chậm trễ trong việc cách ly bệnh nhân và tiêm phòng tiếp xúc với nguồn bệnh, cũng như tốc độ lây truyền cao trong các cơ sở y tế nói chung, đã góp phần làm tăng các trường hợp nhiễm bệnh mới và tử vong.
Các nhóm nhân viên y tế của WHO đã gặp gỡ cư dân địa phương như một phần trong nỗ lực trao quyền cho các cộng đồng và tổ chức này cho biết họ đã có một số thành công trong việc thuyết phục mọi người chấp nhận sự chăm sóc từ các nhóm Ebola.
Hôm thứ Sáu, 18 nhóm nhân đạo đã cảnh báo rằng hàng chục ngàn người đã trốn sang biên giới với Uganda, sau bạo lực ở Kamango, lãnh thổ Beni, gần với dịch Ebola ở Bắc Kivu.
Các tổ chức phi chính phủ, bao gồm Oxfam cho biết, họ đã nhận được báo cáo về các đoàn người vượt qua biên giới tại mười sáu điểm giao cắt chính thức. Một số người đang vượt biên trái phép và không được sàng lọc trước khi vào Uganda, trong khi những người khác bị buộc phải quay trở lại các ngôi làng nơi họ trốn chạy vì bạo lực.
WHO đã kêu gọi các nguồn lực lớn hơn để hỗ trợ cho phản ứng của Ebola và cho biết hôm thứ Sáu rằng cần một khoản tài trợ là 54 triệu bảng.
Theo đánh giá của WHO, nguy cơ mắc bệnh lan rộng ra toàn quốc hoặc xuyên biên giới vẫn rất cao.