Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 5 năm 20 với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP.HCM”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dự và phát biểu tại phiên đối thoại chính sách.
Ngày 12/9, TP.HCM đã chính thức thông tin về sự kiện Đối thoại Hữu nghị TP.HCM lần 2 năm 20 và Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần 5 năm 20.
Theo đó, sự kiện Đối thoại Hữu nghị TP.HCM (Ho Chi Minh City Friendship Dialogue – FD) lần thứ 2 năm 20 với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp: Kinh nghiệm và các ưu tiên trong hợp tác phát triển” sẽ diễn ra từ ngày 23 – /9.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 36 đoàn địa phương và Bộ, ngành quốc tế xác nhận tham dự FD 20 đến từ 16 quốc gia, gồm: Lào, Campuchia, Trung Quốc, Cuba, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, Đức, Úc, Ý, Bồ Đào Nha, Belarus, Hungary, Uruguay.
Tại Hội nghị Thị trưởng sáng /9, các đại biểu sẽ nghe báo cáo tổng quan về chuyển đổi công nghiệp tại TP.HCM.
Tiếp đó, các đại biểu thảo luận quá trình chuyển đổi công nghiệp của các địa phương quốc tế, bao gồm kinh nghiệm xây dựng chính sách thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp ở địa phương; những đổi mới về công nghệ; huy động nguồn lực (PPP, tài chính, nhân lực…). Từ đó, đánh giá những khó khăn, thách thức của TP.HCM trong quá trình chuyển đổi công nghiệp và đề xuất các nhóm lĩnh vực có thể hợp tác với thành phố.
Trong khuôn khổ FD 20 sẽ diễn ra Lễ công bố biểu tượng hữu nghị quốc tế TP.HCM tại công viên bến Bạch Đằng (quận 1).
Bên cạnh đó, các đại biểu sẽ khoác lên mình bộ áo dài truyền thống Việt Nam được thiết kế riêng cho sự kiện; tham dự tiệc trà hữu nghị; chương trình biểu diễn dù lượn và khinh khí cầu bên bờ sông Sài Gòn;
Một điểm mới trong chuỗi sự kiện năm nay là mô hình check in (mockup) có thiết kế đặc trưng của FD và HEF 20 đặt tại Công viên Lam Sơn, Công viên Bến Bạch Đằng, Bưu điện Trung tâm, Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, phía trước chợ Bến Thành.
Còn Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (Ho Chi Minh City Economic Forum – HEF) lần 5 năm 20 diễn ra từ ngày – 27/9 với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP.HCM”.
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 40 đoàn địa phương và Bộ, ngành quốc tế và chuyên gia xác nhận tham dự FD 20 đến từ 16 quốc gia, gồm: Lào, Campuchia, Trung Quốc, Cuba, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, Đức, Úc, Ý, Bồ Đào Nha, Belarus, Hungary, Uruguay.
Tại phiên toàn thể, các đại biểu sẽ nghe báo cáo về các chủ đề chính: Xu thế chủ đạo (Megatrends) về chuyển đổi công nghiệp trên thế giới; hệ sinh thái quản trị và chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi công nghiệp; chiến lược chuyển đổi công nghiệp TP.HCM trong bối cảnh kết nối vùng, khu vực, quốc tế và xu hướng công nghệ mới; vai trò Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại TP.HCM gắn liền với chuyển đổi công nghiệp.
Tại các phiên song song, đại biểu sẽ chọn chủ đề phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm của mình và đi vào 3 nhóm thảo luận với các chủ đề: Vai trò C4IR tại TP.HCM gắn với chuyển đổi công nghiệp; các ưu tiên trong chiến lược chuyển đổi công nghiệp; vai trò của doanh nghiệp và các bên liên quan trong chuyển đổi công nghiệp.
Đặc biệt, tại Phiên đối thoại chính sách với Thủ tướng Chính phủ chiều 25/9, sau phần phần phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ diễn ra phần hỏi đáp với các Bộ, ngành địa phương.
Phiên Đối thoại chính sách nhằm tạo cơ hội cho các địa phương, doanh nghiệp được trao đổi sâu rộng, thực chất với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương về thực trạng, giải pháp trong việc áp dụng mô hình chuyển đổi công nghiệp tại thành phố cũng như vấn đề chiến lược quốc gia, đồng thời kiến nghị cho Chính phủ những mô hình, giải pháp, chính sách ở tầm vĩ mô.
Ngày 26/9, các đại biểu tham quan tại Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7) hoặc Khu Công nghệ cao TP.HCM (TP Thủ Đức)…
Khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại TP.HCM.
Ngày 25/9, tại TP Thủ Đức sẽ diễn ra Lễ khánh thành và lễ ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (C4IR) tại TP.HCM.
Trung tâm là kết quả từ những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và TP.HCM trong việc thúc đẩy hợp tác ngày càng sâu rộng giữa Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).
Trung tâm là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), qua đó tăng cường hợp tác với các Trung tâm C4IR trên thế giới để hỗ trợ việc đề xuất giải pháp và kiến nghị chính sách, nghiên cứu trên các lĩnh vực ưu tiên đột phá của thành phố phù hợp với định hướng quốc gia và xu thế quốc tế, huy động nguồn lực, vốn, hỗ trợ Chính phủ và doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới phù hợp với xu hướng của Cách mạng công nghiệp 4.0 tại TP.HCM.
Trung tâm hoạt động theo hình thức kết hợp công và tư với các Doanh nghiệp lớn Việt Nam và thành phố tham gia sáng lập.