Tin vắn thế giới ngy /10: Mỹ phát hiện biến thể virus SARS-CoV-2 mới chứa đột biến E484Q

Bạch Dương| /10/2021 07:39
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Nga chỉ trích các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vo Liên minh Á-Âu; Mỹ phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2; Biến thể Delta đang ngy một “áp đảo” tại Anh… l tin tức thế giới đáng chú ý.

Nga chỉ trích các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Liên minh Á-Âu

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) diễn ra ngày 14/10 theo hình thức trực tuyến, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng các biện pháp trừng phạt nhằm vào các quốc gia thành viên của EAEU không chỉ vì mục đích kinh tế mà còn gây tổn hại cho các chính phủ hợp pháp.

putin-nga-tq.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin

Thủ tướng Nhật Bản tập trung ứng phó dịch COVID-19, thúc đẩy chính sách đối ngoại

Ngày 14/10, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố chính phủ của ông sẽ phác thảo cách thức ứng phó với dịch COVID-19 trong ngày /10, một ngày sau khi ông giải tán Hạ viện trước khi nhiệm kỳ hiện nay của các hạ nghị sỹ kết thúc vào ngày 21/10, để tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn.

Mỹ đang tìm cách làm 'tan băng' quan hệ với WTO

Ngày 14/10, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai đã thể hiện sự thay đổi về lập trường của Washington về quy trình giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Bà cho rằng WTO cần phải "linh hoạt". Theo bà Tai, Mỹ đang tìm cách làm "tan băng" quan hệ với tổ chức thương mại toàn cầu này và cải thiện Cơ quan giải quyết tranh chấp (DBS) của WTO.

Campuchia tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 13 vào tháng 11 tới

Sau hai lần trì hoãn trong năm 2020 vì đại dịch COVID-19, Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) lần thứ 13 sẽ được tổ chức trong hai ngày 25-26/11 theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Khai mạc phiên họp thứ 39 của Hội đồng điều hành AU

Phiên họp cấp Bộ trưởng lần thứ 39 của Hội đồng điều hành Liên minh châu Phi (AU) đã khai mạc ngày 14/10 tại thủ đô Addis Ababa (Ethiopia) với sự hiện diện của các nhà lãnh đạo và các quan chức của Ủy ban AU và bộ trưởng của 55 quốc gia thành viên của liên minh này.

WHO lập nhóm điều tra các mầm bệnh mới nhằm ngăn chặn đại dịch trong tương lai

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 13/10 công bố lập một nhóm các nhà khoa học nhằm điều tra các mầm bệnh mới và ngăn chặn các đại dịch trong tương lai.

Nhóm trên gồm 26 chuyên gia, có nhiệm vụ đưa ra một khuôn khổ toàn cầu mới để nghiên cứu nguồn gốc các mầm bệnh mới xuất hiện có khả năng gây đại dịch.

Tổng thống Latvia mắc COVID-19 sau chuyến công du Bắc Âu

Văn phòng Tổng thống Latvia ngày 14/10 xác nhận Tổng thống Egils Levits đã đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus gây bệnh COVID-19 sau chuyến công du tới Đan Mạch và Thụy Điển, mặc dù ông đã được tiêm phòng đầy đủ.

Trong một tuyên bố, Chánh Văn phòng Phủ Tổng thống Latvia, Andris Teikmanis, cho biết các triệu chứng bệnh của Tổng thống rất nhẹ và ông vẫn cảm thấy khỏe, tuy nhiên theo quy định phòng tránh dịch, Tổng thống Levits phải làm việc từ xa trong một thời gian.

Mỹ phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2

Phòng thí nghiệm Giải trình tự và gene siêu vi EVT thuộc Đại học Y khoa Shreveport, bang Louisiana (Mỹ) thông báo đã phát hiện một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ở bang này.

Biến thể mới, có tên B.1.630, được phát hiện lần đầu tiên ở Mỹ vào đầu tháng 3. Tuần trước, phòng thí nghiệm đã giải trình tự gene của hai mẫu thu thập ở thành phố Baton Rouge. Biến thể này chưa được đặt tên theo chữ cái Hy Lạp như Alpha, Delta vì số lượng mẫu còn rất nhỏ. Biến thể chứa đột biến E484Q, có thể giúp virus “thoát” được hệ miễn dịch của vật chủ.

bien-the-moi.jpg
Ảnh minh họa

Anh: Nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2 biến mất có thể do Delta

Biến thể Delta đang ngày một áp đảo và dường như đang khiến các biến thể khác bị "tuyệt chủng" tại Anh. Theo báo cáo của Cơ quan Y tế công vùng England (PHE) của Anh hồi tháng 6, Delta có khả năng lây lan cao hơn 64% so với biến thể Alpha. Hiện tại, Delta chiếm tới 99% số ca bệnh được giải trình tự gene ở Anh.

WHO khuyến cáo về vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em

WHO đã đưa ra khuyến cáo về việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em. Theo đó, trẻ em và thanh thiếu niên có xu hướng mắc bệnh nhẹ hơn so với người lớn. Vì vậy, việc tiêm chủng cho trẻ ít khẩn cấp hơn so với người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính và nhân viên y tế. Theo WHO, cần có thêm bằng chứng về việc sử dụng các loại vaccine ngừa COVID-19 khác nhau ở trẻ em để có thể đưa ra khuyến nghị chung về việc tiêm chủng cho trẻ chống lại COVID-19.

Nhóm Chuyên gia cố vấn chiến lược về tiêm chủng (SAGE) của WHO đã xác nhận vaccine của Pfizer phù hợp để sử dụng cho những người từ 12 tuổi trở lên. Trẻ em từ 12- tuổi có nguy cơ cao có thể tiêm vaccine này cùng với các nhóm ưu tiên khác.

RDIF: AstraZeneca kết hợp với Sputnik Light tạo khả năng miễn dịch cao hơn

Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) ngày 14/10 thông báo việc sử dụng kết hợp vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca và Sputnik Light tạo ra khả năng miễn dịch mạnh hơn so với chỉ sử dụng vaccine của AstraZeneca.

Thông báo nêu rõ đây là kết quả của một nghiên cứu sơ bộ về việc kết hợp các loại vaccine ngừa COVID-19 được thực hiện ở Argentina, với trên 1.000 người đã tham gia. Theo kế hoạch, nghiên cứu sẽ được triển khai đối với 2.800 đối tượng, 560 đối tượng mỗi tỉnh trong số 5 tỉnh của Argentina.

Chuyên gia Hong Kong (Trung Quốc) khuyến nghị tiêm mũi vaccine tăng cường

Ngày 14/10, Giám đốc Trung tâm Truyền nhiễm và Bệnh truyền nhiễm của Đại học Hong Kong Hà Bách Lương, cho biết dữ liệu trước đây cho thấy 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2 của Sinovac, chỉ có 1/3 số người kiểm tra có kháng thể. Dữ liệu này cho thấy sự cần thiết phải tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19.

Ông Hà đồng thời cho biết đã tham khảo dữ liệu từ các nước, tiêm mũi thứ 3 là an toàn dù là sử dụng công nghệ vaccine bất hoạt hay tái tổ hợp.

Israel khuyến nghị Mỹ cho phép tiêm mũi bổ sung vaccine của Pfizer/BioNTech

Ngày 14/10, các quan chức y tế Israel đã khuyến nghị rằng mũi bổ sung vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech giúp nâng cao khả năng ngăn chặn biến chứng nặng đối với những người từ 40 tuổi trở lên.

Theo tiến sĩ Sharon Alroy-Preis - Giám đốc Dịch vụ y tế công thuộc Bộ Y tế Israel, chương trình tiêm vaccine bổ sung, hiện đã được triển khai với khoảng 50% dân số Israel, đang bắt đầu có hiệu quả ngăn chặn lây nhiễm.

Tỷ lệ tiêm chủng cao có thể kiểm soát biến thể Delta tại Hàn Quốc

Ngày 14/10, Cơ quan phòng dịch Hàn Quốc nhận định tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đạt 85% có thể kìm hãm được sự lây nhiễm của Delta.

Phát biểu trong buổi họp báo thường kỳ, Phó Chủ tịch Ủy ban đối sách phòng dịch trung ương thuộc Cơ quan Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) Kwon Jun-wook cho biết khi tỷ lệ tiêm chủng vaccine đạt 85% thì miễn dịch cộng đồng sẽ đạt khoảng 80%.

Australia có kế hoạch ngừng sản xuất vaccine của hãng AstraZeneca

Ngày 14/10, Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt xác nhận chính phủ liên bang sẽ không gia hạn hợp đồng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca với công ty CSL, ngoài 51 triệu liều đã thỏa thuận với công ty này.

Nhật Bản sắp ra mắt vaccine COVID-19 gốc thực vật đầu tiên trên thế giới

Theo trang Busines Insider, nhà sản xuất dược phẩm hàng đầu Nhật Bản Mitsubishi Tanabe Pharma cho biết hôm 13/10 rằng Medicago, công ty con có trụ sở tại Quebec, Canada của họ, sẽ nộp đơn xin phê duyệt vaccine COVID-19 có nguồn gốc thực vật đầu tiên trên thế giới vào cuối năm nay.

Loại vaccine này do Medicago phát triển. Cho đến nay, vẫn chưa có loại vacccine phòng COVID-19 được bào chế từ thực vật nào được cấp phép trên thế giới.

Nga thông báo các biện pháp phòng dịch COVID-19

Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, ngày 14/10 cho biết nhà chức trách nước này sẵn sàng tiến hành các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 nếu cơ sở hạ tầng y tế bị quá tải.

Bên cạnh đó, ông Peskov nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục làm cho người dân hiểu về sự cần thiết của việc tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Lào chuyển đổi các khách sạn thành cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19

Chính phủ Lào đang có kế hoạch chuyển đổi công năng của các khách sạn thành cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 nhằm giảm tải sức ép cho hệ thống y tế.

Trong thông báo ngày 14/10, các điểm điều trị COVID-19 sẽ được thiết lập tại các khách sạn có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, khép kín nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt và cách ly cho người mắc bệnh.

Thái Lan miễn cách ly đối với du khách tiêm phòng đầy đủ đến từ 5 quốc gia

Từ ngày 1/11, Thái Lan miễn quy định cách ly đối với khách du lịch bằng đường hàng không đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ đến từ 5 quốc gia gồm Vương quốc Anh, Mỹ, Đức, Singapore và Trung Quốc.

Nga khôi phục lại nhiều chuyến bay quốc tế

Nga thông báo kể từ ngày 9/11 tới, sẽ nối lại các chuyến bay tới 9 nước gồm Bahamas, Iran, Hà Lan, Nauy, Oman, Slovenia, Tunisia, Thái Lan và Thuỵ Điển.

Ngoài ra, Nga sẽ tăng số lượng các chuyến bay tới 12 quốc gia khác bao gồm Đức, Tây Ban Nha, Italy, Pháp, Albania, Bulgaria, Hungary, Hy Lạp, Bắc Macedonia, Venezuela, Malta và Maldives.

Đảo Bali (Indonesia) cho phép nối lại các chuyến bay quốc tế

Ngày 14/10, chính quyền đảo Bali của Indonesia đã cho phép nối lại các chuyến bay quốc tế đến từ một số quốc gia nhất định, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp, nhằm từng bước mở cửa để đón du khách trở lại hòn đảo nghỉ dưỡng này.

Châu Âu muốn Mỹ công bố thời điểm nối lại vận tải hàng không xuyên Đại Tây Dương

Liên minh Hàng không châu Âu (A4E) đã hối thúc giới chức Mỹ ấn định thời điểm cụ thể nhằm mở cửa trở lại biên giới đối với những hành khách đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 và sớm công bố danh sách các loại vaccine được phê chuẩn.

A4E cũng hối thúc cơ quan chức năng Mỹ công nhận “chứng nhận COVID-19 số” (DCC) của EU, vốn trên thực tế đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế.

Malaysia thuyết phục phụ huynh cho con đi học dù chưa tiêm vaccine COVID-19

Nhằm trấn an các bậc phụ huynh khi trường học mở cửa ở nhiều tiểu bang, Chính phủ Malaysia đã ra mắt một trang web liệt kê tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 của học sinh và nhân viên các trường học.

Các phụ huynh học sinh có thể kiểm tra tỷ lệ tiêm vaccine của cả học sinh và nhân viên nhà trường trên trang web CovidNow.

Số trẻ em tự tử gia tăng kỷ lục tại Nhật Bản

Theo kênh CNN, Nhật Bản đã ghi nhận 4 vụ tự tử ở học sinh từ 6 đến 18 tuổi trong năm học 2020, con số cao nhất kể từ khi thu thập hồ sơ vào năm 1974.

Đài truyền hình Nhật Bản NHK đưa tin có nhiều yếu tố đằng sau các vụ tự tử, bao gồm các vấn đề gia đình, kết quả học tập không tốt, mối quan hệ với những đứa trẻ khác và bệnh tật.

nhat-ban-tre-em.jpg
Một bé trai và bé gái đeo khẩu trang tại Công viên Thể thao Đô thị Aomi, Nhật Bản. Ảnh: Reuters

Australia cấp thị thực thường trú cho người di tản Afghanistan

Bộ trưởng Nhập cư Australia Alex Hakwe đã công bố gói hỗ trợ trị giá 27,1 triệu AUD (20,09 triệu USD) để giúp những người dân Afghanistan được sơ tán định cư tại nước này. Các trường hợp được sơ tán nằm trong khuôn khổ sứ mệnh giải cứu của Australia.

Trong gói hỗ trợ này có 6,4 triệu AUD hỗ trợ những người có thị thực tạm trú đổi sang thị thực thường trú, và các khoản hỗ trợ khác giúp họ có việc làm cũng như tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Australia đã sơ tán khoảng 4.000 người khỏi Afghanistan kể từ khi Taliban trở lại nắm quyền.

Nổ lớn, xả súng tại cuộc biểu tình ở thủ đô Liban khiến nhiều người thương vong

Ngày 14/10, tại thủ đô Beirut của Liban đã xảy ra ít nhất hai vụ nổ và nổ súng nhằm vào những người tham gia biểu tình phản đối cuộc điều tra của toà án về vụ nổ bến cảng Beirut hồi tháng 8/2020.

Nổ bom tại Afghanistan làm một quan chức cảnh sát cấp cao của Taliban thiệt mạng

Một nguồn tin của tỉnh Kunar, miền Đông Afghanistan cho biết một quan chức cảnh sát cấp cao đã thiệt mạng và 11 người khác bị thương khi xe chở lực lượng an ninh của chính quyền Taliban bị đánh bom tại Asadabad, thủ phủ tỉnh Kunar, trong ngày 14/10.

Mưa lớn phá huỷ gần 1.800 di tích lịch sử ở Trung Quốc

Ít nhất 1.763 di tích lịch sử đã bị phá hủy hoặc hư hại do mưa lớn ở tỉnh Sơn Tây, miền bắc Trung Quốc vào đầu tháng 10, thời điểm xảy ra trận bão khiến người thiệt mạng.

Số người thiệt mạng do bão Kompasu tại Philippines tăng lên 19

Cơ quan thảm họa quốc gia Philippines ngày 14/10 cho biết số người thiệt mạng do bão gây lở đất và lũ quét tại Philippines đã tăng lên ít nhất 19, trong đó phần lớn nạn nhân ở tỉnh Ilocos Sur ở phía Tây Bắc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tin vắn thế giới ngy /10: Mỹ phát hiện biến thể virus SARS-CoV-2 mới chứa đột biến E484Q