Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận được tín nhiệm cao trong cuộc thăm d mới; Hơn 1.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của Nhật Bản phải huỷ bỏ; Luật bảo t̀n sng Dương Tử của Trung Quốc chính thức có hiệu lực… l tin tức thế giới đáng chú ý.
Tổng thống Mỹ Joe Biden nhận được tín nhiệm cao trong cuộc thăm dò mới
Một cuộc khảo sát mới được Harvard CAPS-Harris Poll công bố độc quyền ngày 12/3 cho thấy, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang bắt đầu nhiệm kỳ ở Nhà Trắng với sự tán thành của 61% những người được hỏi.
Theo The Hill, mức độ tín nhiệm trong giai đoạn đầu nắm quyền của Tổng thống Biden cao hơn rõ rệt so với tỷ lệ tín nhiệm tương ứng dành cho Tổng thống tiền nhiệm Donald Trump khi mới nhậm chức. Cuộc khảo sát đầu tiên của Harvard CAPS-Harris Poll về nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, được thực hiện vào tháng 2/2017, cho thấy tỷ lệ tín nhiệm ở mức 48%.
Nga khẳng định sẵn sàng đối thoại với Mỹ
Tại cuộc họp báo ngày 1/3, trả lời câu hỏi liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin có tiến hành một cuộc họp riêng với người đồng cấp Mỹ Joe Biden hay không, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nêu rõ: "Tổng thống Putin đã nhiều lần tuyên bố sẵn sàng khôi phục và phát triển mối quan hệ một cách tích cực với Mỹ trong mức độ mà phía Mỹ sẵn sàng. Mức độ sẵn sàng của chúng tôi có thể khác nhau, song Tổng thống Putin luôn để ngỏ khả năng đối thoại với tất cả các nước trên khắp thế giới, bao gồm Mỹ, đồng thời sẵn sàng giải quyết những bất đồng sâu sắc nhất thông qua đối thoại".
Tổng thống Hàn Quốc khẳng định sẵn sàng đàm phán với Nhật Bản và Triều Tiên
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 1/3 cho biết nước này sẽ không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác với Nhật Bản, đồng thời khẳng định việc này sẽ hữu ích cho quan hệ ba bên với Mỹ.
Phát biểu trên truyền hình nhân Ngày Phong trào Độc lập 1/3, Tổng thống Moon bày tỏ tin tưởng rằng hai nước láng giềng này có thể giải quyết các vấn đề đang tồn tại liên quan đến lịch sử chung "một cách khôn ngoan" nếu có cùng suy nghĩ "đặt mình vào vị trí của đối phương".
Iran nhấn mạnh Mỹ phải dỡ bỏ trừng phạt để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân
Iran ngày 1/3 tuyên bố Mỹ cần phải bãi bỏ các lệnh trừng phạt trước nếu muốn tiến hành đàm phán với Tehran để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 20 mà cựu Tổng thống Donald Trump đã từ bỏ.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng Washington sẵn sàng đàm phán về việc hai nước trở lại tuân thủ thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Thủ tướng Benjamin Netanyahu cáo buộc Iran tấn công tàu hàng của Israel
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 1/3 cáo buộc Iran là thủ phạm tấn công tàu chở hàng của nước này ở Vịnh Oman hồi tuần trước.
Phát biểu trên đài phát thanh Kan, ông Netanyahu khẳng định vụ nổ xảy ra với tàu hàng Helios Ray hôm 26/2 rõ ràng là hành động tấn công từ phía Iran, nhưng không cung cấp bằng chứng chi tiết.
Tòa án Nga khẳng định không vi phạm Công ước châu Âu trong vụ Navalny
Tòa án thành phố Moscow của Nga ngày 28/2 khẳng định không có vi phạm về Công ước bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản trong phán quyết thay thế án treo bằng án phạt tù đối với lãnh đạo phe đối lập Nga Alexey Navalny.
Nội dung phán quyết của tòa được hãng thông tấn TASS đăng tải nêu rõ: "Tòa phúc thẩm không tìm thấy vi phạm nào đối với các quyền hiến pháp, Công ước Bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản trong quá trình xem xét kiến nghị liên quan đến người bị kết án, ông Navalny, cũng như những vi phạm về các quy tắc trong luật tố tụng có thể là lý do để hủy phán quyết (kết án tù đối với ông Navalny), bao gồm cả lý do được đưa ra trong các lập luận bào chữa".
Tòa án Campuchia tuyên án phạt tù các cựu thành viên CNRP
Trang thông tin Fresh News ngày 1/3 đưa tin Tòa án đô thành Phnom Penh đã tuyên án phạt Sam Rainsy, thủ lĩnh lưu vong của đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập đã bị giải thể, 25 năm tù giam, tước quyền bầu cử và ứng cử.
Tòa tuyên Sam Rainsy vi phạm các điều 27 và 451 theo Luật Hình sự do liên quan tới âm mưu lật đổ chính phủ hợp pháp của Campuchia trong các sự kiện ngày 9/11/2019. Ngoài ra, tòa cũng tước toàn bộ quyền “bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử” những người này.
Thủ tướng Ấn Độ tiêm vaccine ngừa COVID-19
Sáng 1/3, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi đầu tiên tại Viện Nghiên cứu y tế quốc gia AIIMS ở thủ đô New Delhi.
Theo viện trên, vaccine được sử dụng để tiêm cho ông Modi là Covaxin do công ty dược Bharat Biotech phát triển. Covaxin là một trong hai loại vaccine đã được Ấn Độ thông qua để phòng COVID-19 trong nước.
Tổng thống Ghana được tiêm liều vaccine đầu tiên trong chương trình COVAX
Ngày 1/3, Tổng thống Ghana Nana Akufo-Addo đã trở thành người đầu tiên trên thế giới được tiêm liều vaccine phòng bệnh COVID-19 được phân phối theo cơ chế phân phối vaccine công bằng COVAX do Liên hợp quốc dẫn dắt nhằm hỗ trợ các nước nghèo tiếp cận vaccine trong cuộc chiến chống dịch bệnh.
Campuchia luật hóa các biện pháp phòng chống dịch COVID-19
Ngày 1/3, Hội đồng Bộ trưởng Campuchia đã thông qua dự luật về các biện pháp phòng chống sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vào thời điểm làn sóng lây nhiễm lần thứ ba trong cộng đồng bùng phát tại Campuchia.
Mỹ: Giám đốc CDC cảnh báo không nên dỡ bỏ các hạn chế COVID-19
Ngày 1/3, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ Rochelle Walensky đã cảnh báo các bang không nên dỡ bỏ các hạn chế về coronavirus, chỉ ra mối đe dọa của các biến thể và sự sụt giảm chậm lại gần đây trong các trường hợp nhiễm bệnh mới.
Nga khẳng định vaccine của nước này hiệu quả với các biến thể SARS-CoV-2
Trong cuộc họp ngày 1/3 với bà Veronika Skvortsova - người đứng đầu Cơ quan Y sinh LB Nga (FMBA), Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định các loại vaccine phòng bệnh COVID-19 của Nga hiệu quả đối với các biến thể của virus SARS-CoV-2.
Nga hiện đã cấp phép sử dụng 3 loại vaccine ngừa COVID-19 gồm Sputnik V, EpiVacCorona và CoviVac. Theo Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga - đơn vị chịu trách nhiệm tiếp thị vaccine Sputnik V tại nước ngoài, đến nay đã có 26 nước tại khắp các châu lục cấp phép sử dụng loại vaccine này.
Hơn 1.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của Nhật Bản phải huỷ bỏ
Hơn 1.000 liều vaccine phòng dịch COVID-19 của Nhật Bản đã phải hủy bỏ sau khi nhiệt độ tại kho bảo quản không đảm bảo yêu cầu làm lạnh.
Bộ Y tế Nhật Bản cho biết đây là lần đầu tiên vaccine ngừa COVID-19 bị lãng phí như vậy. Theo bộ này, do tủ đông gặp sự cố nên 172 lọ, ước tính khoảng hơn 1.000 liều không thể sử dụng được. Theo tiêu chuẩn, vaccine Pfizer/BioNTech phải được bảo quản tại nhiệt độ khoảng âm 75 độ C (âm 103 độ F).
Giới chức Mỹ khuyến khích người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19
Chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci khuyến khích người dân nước này tiêm chủng 1 trong 3 loại vaccine đã được cấp phép sử dụng để phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, bao gồm vacine của Johnson & Johnson vừa được cấp phép hôm 27/2 vừa qua.
Philippines triển khai chiến dịch tiêm phòng vaccine COVID-19
Ngày 1/3, Philippines khởi động chiến dịch tiêm phòng vaccine COVID-19, một ngày sau khi tiếp nhận lô vaccine đầu tiên từ công ty Sinovac (Trung Quốc).
Chiến dịch tiêm chủng được triển khai trước tiên tại các bệnh viện ở vùng đô thị Manila từ sáng 1/3. Bộ Y tế Philippines cho biết vaccine của Sinovac sẽ được đưa tới các địa phương khác trên cả nước trong những ngày tới.
'Tâm dịch' khu chợ hải sản ở Thái Lan mở cửa trở lại
Chợ tôm tại tỉnh Samut Sakhon từng là tâm dịch của làn sóng bùng phát dịch COVID-19 lần thứ hai ở Thái Lan đã mở cửa trở lại vào ngày 1/3 sau khi phải ngừng hoạt động từ ngày 19/12/2020.
Sau khi được phép hoạt động trở lại, tất cả những người ra vào khu chợ gồm thương nhân, người mua hàng và những lao động nhập cư đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Người biểu tình tại Armenia xông vào tòa nhà chính phủ
Truyền thông nhà nước Nga đưa tin, ngày 1/3, những người biểu tình tại Armenia đã xông vào tòa nhà chính phủ ở thủ đô Yerevan.
Theo hãng thông tấn RIA (Nga), đám đông người biểu tình đã xông vào tòa nhà Chính phủ Armenia ở thủ đô Yerevan nhằm yêu cầu Thủ tướng nước này Nikol Pashinyan từ chức. Đây là diễn biến mới nhất liên quan tới tình hình căng thẳng chính trị tại quốc gia này.
Luật bảo tồn sông Dương Tử của Trung Quốc chính thức có hiệu lực
Từ ngày 1/3, Luật bảo tồn sông Dương Tử (còn gọi là sông Trường Giang) của Trung Quốc đã chính thức có hiệu lực trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường nỗ lực bảo vệ con sông dài nhất quốc gia này.
Với 96 điều khoản trong 9 chương, đây là đạo luật đầu tiên của Trung Quốc về việc bảo tồn một lưu vực sông cụ thể. Đạo luật quy định việc tăng cường giám sát, cũng như ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước ở lưu vực sông Dương Tử.
Trung Quốc phát hiện biến thể mới của virus gây dịch tả lợn châu Phi
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện biến thể mới của virus gây dịch tả lợn châu Phi. Thông báo của Viện Nghiên cứu Thú y Cáp Nhĩ Tân ngày 26/2 cho biết biến thể mới này được phát hiện sau nửa năm giám sát từ tháng 6 đến tháng 12/2020 tại 7 tỉnh ở Trung Quốc là Liêu Ninh, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Thiểm Tây, Hồ Bắc, Nội Mông.
Đại dịch COVID-19 khiến nợ công của Italy tăng cao
Cơ quan thống kê quốc gia Italy (Istat) ngày 1/3 công bố số liệu cho biết nợ công của nước này trong năm 2020 tăng mạnh do các biện pháp hạn chế để chống dịch COVID-19 tác động đến nền kinh tế.
Theo Istat, năm 2020, tổng nợ của Italy đã tăng lên mức tương đương 5,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn 20 điểm phần trăm so với mức 134,6% GDP trong năm 2019. Như vậy, cuối năm 2020, nợ của Italy ở mức 2.570 tỷ euro (3.110 tỷ USD), tăng so với 2.410 tỷ euro trong năm 2019.
Công ty điện lớn nhất Texas đệ đơn phá sản vì vụ kiện hóa đơn
Công ty điện lớn nhất và lâu đời nhất tại Texas (Mỹ) ngày 1/3 đã đệ đơn phá sản lên tòa án liên bang ở Houston sau vụ kiện hóa đơn 1,8 tỷ USD gây tranh cãi từ nhà điều hành mạng lưới điện của bang.
Theo Rruters, công ty điện lực Brazos là một trong hàng chục nhà cung cấp điện đang phải đối mặt với những khoản phí khổng lồ sau khi bang này vừa trải qua một đợt bão tuyết khủng khiếp vào tháng trước. Tình trạng mất điện đã khiến nhiều nhà cung cấp điện phải lâm vào tình cảnh đối mặt với chi phí lên tới hàng tỷ USD liên quan đến mất điện.
Twitter bị cáo buộc cố tình vi phạm luật pháp của Nga
Ngày 1/3, Roskomnadzor - cơ quan giám sát thông tin và truyền thông LB Nga - đã cáo buộc mạng xã hội Twitter cố tình vi phạm luật pháp của Nga khi không tuân thủ một số yêu cẩu của cơ quan này về việc xóa các nội dung bị cấm.
Theo cơ quan trên, từ năm 2017 đến nay, mạng xã hội Twitter đã không xóa 2.862 tài liệu chứa các nội dung bị cấm. Các nội dung này bao gồm như hướng dẫn các cách tự tử, kích động hành vi tự tử, tuyên truyền các tài liệu có tranh ảnh khiêu dâm trẻ vị thành nhiên, hay thông tin về cách điều chế và sử dụng ma túy...