Tin vắn thế giới ngy 2/9: Trung Quốc quy định kiểm soát tu bè trên biển, chuyên gia quốc tế cho l "v nghĩa"

Bạch Dương| 02/09/2021 07:
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Theo giới quan sát quốc tế, quy định của Trung Quốc về kiểm soát tu bè trên biển l “v nghĩa”; Italy áp dụng thẻ xanh bắt buộc với mọi cng dân sử dụng phương tiện cng cộng; Vận tải biển tấp nập trở lại sau đại dịch COVID-19… l tin tức thế giới đáng chú ý.

Chuyên gia quốc tế: Quy định của Trung Quốc về kiểm soát tàu bè trên biển là ‘vô nghĩa’

Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc (MSA) cho biết, kể từ ngày 1/9, tàu nước ngoài khi đi vào khu vực Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải sẽ phải khai báo thông tin về tàu và hàng. Cơ quan này không nói rõ quy định được thực thi theo cách nào, nhưng khẳng định “sẽ có biện pháp” nếu tàu nước ngoài không tuân thủ.

Theo giới quan sát quốc tế, quy định mới của Bắc Kinh sẽ rất khó được triển khai trên thực tế.

090121-tq.jpg
Tàu của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

Hội đồng CPTPP nhất trí lập tiểu ban về thương mại điện tử

Ngày 1/9, các bộ trưởng 11 nước thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã nhất trí thành lập tiểu ban về thương mại điện tử hướng tới thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên thông qua việc số hóa.

Tại cuộc họp trực tuyến của Hội đồng CPTPP, các bộ trưởng CPTPP cũng nhất trí trong vòng khoảng 1 tháng tới sẽ tổ chức cuộc họp đầu tiên ở cấp chuyên viên để thảo luận việc Vương quốc Anh đề nghị gia nhập hiệp định.

Giới chức ngân hàng Afghanistan thúc giục Mỹ và IMF cho phép tiếp cận nguồn tài chính

Một thành viên hội đồng quản trị cấp cao của Ngân hàng trung ương Afghanistan (DAB) ngày 1/9 đã hối thúc Bộ Tài chính Mỹ và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thực hiện các bước đi nhằm trao cho lực lượng Taliban quyền tiếp cận ở mức hạn chế nguồn tiền dự trữ của Afghanistan để nước này không bị rơi vào khủng hoảng kinh tế.

Tổng thống Nga đánh giá 20 năm can dự của Mỹ ở Afghanistan ‘toàn thất bại và thảm kịch’

Phát biểu trước các học sinh tại ngôi trường Trung tâm trẻ em toàn Nga ở Vladivostok hôm 1/9 nhân dịp ngày Tri thức, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, hai mươi năm Washington cố tìm cách áp đặt tiêu chuẩn Mỹ lên Afghanistan chỉ đưa đến thảm kịch và thất bại.

Phát biểu của Tổng thống Nga được đưa ra trong bối cảnh quân đội Mỹ ngày 30/8 đã hoàn tất kế hoạch rút toàn bộ lực lượng khỏi Afghanistan, kết thúc cuộc chiến kéo dài 20 năm tại quốc gia Tây Nam Á này.

Đại sứ Afghanistan kêu gọi LHQ tham gia tiến trình hòa bình

Ngày 1/9, Đại sứ Afghanistan tại Tajikistan - ông Muhammad Zohir Agbar - đã kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) tham gia tiến trình hòa bình tại Afghanistan, đồng thời cảnh báo các nước không nên vội vàng công nhận vai trò của lực lượng Hồi giáo Taliban tại quốc gia Tây Nam Á này.

Nội các Malaysia họp phiên đầu tiên, tập trung vào tình hình dịch COVID-19

Ngày 1/9, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob đã chủ trì cuộc họp nội các đầu tiên kể từ khi nhậm chức. Cuộc họp tập trung vào diễn biến mới nhất của tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước. Quốc vương Al-Sultan Abdullah tham dự cuộc họp.

Afghanistan: Taliban ưu tiên đối thoại với lực lượng kháng chiến ở Panjshir

Theo Sputniknews, ngày 1/9, đại diện của lực lượng Taliban thông báo những cuộc đàm phán với các lực lượng kháng chiến ở tỉnh Panjshir, miền Bắc Afghanistan, đã không mang lại kết quả.

WHO khai trương Trung tâm Cảnh báo sớm đại dịch tại Đức

Ngày 1/9, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khai trương Trung tâm Cảnh báo sớm đại dịch tại thủ đô Berlin, Đức. Tham dự buổi lễ khai trương có Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, Thủ tướng nước chủ nhà Angela Merkel cùng Bộ trưởng Y tế Jens Spahn.

WHO đánh giá tình hình dịch bệnh tại Campuchia có nhiều cải thiện

Đại diện của WHO tại Campuchia, bà Lý Ái Lan ngày 31/8 bày tỏ sự vui mừng khi tình hình dịch COVID-19 ở quốc gia Đông Nam Á này đang được cải thiện với số ca mới và tử vong có xu hướng giảm.

Trước tín hiệu lạc quan trên, hiện Bộ Y tế Campuchia đang lên kế hoạch dỡ bỏ dần những hạn chế và chuẩn bị cho người dân trở lại cuộc sống bình thường mới.

ECDC: Tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 bổ sung thứ 3 là không cần thiết

Ngày 1/9 dẫn kết luận của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) dựa trên một báo cáo kỹ thuật cho biết, việc tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 thứ ba cho người trưởng thành đã được tiêm phòng đủ 2 liều là không cần thiết.

Với kết luận này, đây là lần đầu tiên ECDC khẳng định vị thế của mình trong cuộc tranh luận tại châu Âu về sự cần thiết của việc sử dụng mũi tiêm thứ 3 trong phòng chống COVID-19.

CDC Mỹ: Vaccine ngăn ngừa hiệu quả các ca nhiễm biến thể Delta diễn biến nặng

Các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện nay vẫn đặc biệt phát huy hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nhân nhiễm biến thể Delta gây bệnh COVID-19 phải nhập viện.

Theo dữ liệu được Ủy ban Tư vấn về thực hành tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ công bố ngày 31/8, kể từ khi Delta trở thành biến thể áp đảo trong số các ca mắc mới COVID-19 tại Mỹ, hiệu quả của các vaccine ngừa COVID-19 trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhập viện đã dao động từ 75% đến 95%.

tiem-vaccine-my.jpeg
CDC Mỹ: Vaccine ngăn ngừa hiệu quả các ca nhiễm biến thể Delta diễn biến nặng

Italy đưa ra các yêu cầu khắt khe hơn đối với du khách Mỹ

Italy là quốc gia châu Âu đầu tiên công bố các yêu cầu khắt khe hơn để phòng dịch COVID-19 đối với du khách Mỹ vào nước này, sau khi EU loại Mỹ khỏi danh sách du lịch an toàn.

Bộ Y tế Italy cho biết mọi du khách đã đến Mỹ trong 2 tuần trước đó phải xuất trình xét nghiệm COVID-19 có kết quả âm tính được thực hiện trong vòng 3 ngày trước khi họ đến Italy, cho dù họ đã được tiêm phòng vaccine đầy đủ. Các du khách chưa được tiêm phòng phải cách ly trong 5 ngày sau khi họ đến Italy và sau đó phải xét nghiệm lại COVID-19, ngay cả khi xét nghiệm ban đầu của họ cho kết quả âm tính.

Italy áp dụng thẻ xanh bắt buộc với mọi công dân sử dụng phương tiện công cộng

Kể từ ngày 1/9, việc xuất trình Green Pass (Thẻ xanh) là quy định bắt buộc với mọi công dân Italy sử dụng các phương tiện công cộng máy bay, tàu cao tốc, phà, xe bus đường dài và mở rộng với các nhân viên, sinh viên đại học. Thẻ xanh được miễn trừ với những người dưới 12 tuổi, các trường hợp được miễn tiêm chủng vì lý do sức khỏe được cơ sở y tế chứng nhận.

Để có Thẻ xanh, công dân phải xác nhận tiêm ít nhất 1 liều vaccine COVID-19, xét nghiệm âm tính trong 48 giờ trước đó, hay đã khỏi COVID-19 trong 6 tháng trước đó.

Australia gia hạn phong tỏa thành phố Melbourne thêm 3 tuần

Ngày 1/9, giới chức Australia đã gia hạn lệnh phong tỏa ở thành phố Melbourne thêm 3 tuần trong bối cảnh chuyển trọng tâm sang tăng tốc tiêm chủng và từ bỏ chiến lược loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh. Thủ hiến bang Victoria, ông Daniel Andrews thông báo sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt khi 70% người trưởng thành ở bang này được tiêm ít nhất 1 liều vaccine.

Lào tiếp tục kéo dài lệnh phong tỏa thêm ngày

Trong bối cảnh tình hình dịch trong nước và khu vực vẫn diễn biến hết sức phức tạp, Chính phủ Lào đã tiếp tục gia hạn lệnh phong tỏa thêm ngày kể từ ngày 1/9. Đây là lần thứ 9 Lào gia hạn lệnh phong tỏa vốn được áp dụng từ ngày 22/4 đến nay.

Thái Lan mở cửa trở lại một số lĩnh vực

Sau 3 tháng áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, ngày 1/9, Thái Lan đã cho phép các trung tâm thương mại ở thủ đô Bangkok mở cửa trở lại, trong khi các nhà hàng được phục vụ 50% công suất.

Động thái trên diễn ra sau khi số ca mới bắt đầu giảm dần và chính phủ chịu nhiều sức ép trong việc giảm bớt tác động của dịch bệnh đối với kinh tế.

Israel nới lỏng kiểm soát và mở rộng vùng đánh cá tại Dải Gaza

Rạng sáng 1/9 (giờ Việt Nam), Chính phủ Israel thông báo sẽ tiếp tục nới lỏng kiểm soát đối với Dải Gaza bằng cách giảm hạn chế đi lại, mở rộng vùng đánh bắt cá và tăng nguồn cung cấp nước ngọt cho vùng lãnh thổ này.

Vận tải biển tấp nập trở lại sau đại dịch COVID-19

Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển toàn cầu đã bị ngắt quãng nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 nhưng đang phục hồi và dẫn tới "bùng nổ" số đơn hàng mua tàu mới trong bối cảnh ngành này vật lộn với tình trạng thiếu tàu.

Khi giá vận tải biển tăng mạnh, các công ty vận tải đã “vung tiền” để mở rộng đội tàu của mình. Khả năng vận tải mới được dự báo sẽ đạt mức kỷ lục vào năm 2023 nhờ đà phục hồi sau dịch đang diễn ra mạnh mẽ.

Indonesia điều tra vụ rò rỉ dữ liệu cá nhân qua ứng dụng theo dõi COVID-19

Bộ Y tế Indonesia thông báo các cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra kỹ lưỡng đối với cáo buộc rò rỉ dữ liệu cá nhân của 1,3 triệu người dùng ứng dụng Thẻ Cảnh báo sức khỏe điện tử (eHAC) theo dõi COVID-19 của nước này.

Nọc độc của rắn hứa hẹn sẽ là thuốc đặc hiệu chống COVID-19

Các nhà nghiên cứu Brazil tin rằng một phân tử có trong nọc độc của rắn có thể sẽ là một nhân tố quan trọng trong điều trị COVID-19.

Loài rắn có phân tử đặc hiệu này là jararacussu, một trong những loại rắn lớn nhất ở Brazil, với chiều dài có thể lên đến 2m. Rắn jararacussu thường sống ở Rừng Đại Tây Dương và cũng xuất hiện ở Bolivia, Paraguay và Argentina.

Thỏa thuận mới về chia sẻ chi phí quốc phòng Hàn - Mỹ có hiệu lực

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng mới với Mỹ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/9, một ngày sau khi Quốc hội Hàn Quốc phê chuẩn thỏa thuận chia sẻ chi phí để duy trì binh sĩ Mỹ đồn trú tại quốc gia này.

Thổ Nhĩ Kỳ xây trụ sở Bộ Quốc phòng lớn hơn cả Lầu Năm Góc

Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi công xây dựng tòa nhà quy mô lớn dành cho nhân viên Bộ Quốc phòng nước này. Công trình này được gọi là “Lầu Năm Góc Thổ Nhĩ Kỳ”.

Tờ Nikkei Asia (Nhật Bản) đưa tin công trình này có tên Crescent Star với diện tích 12,6 triệu mét vuông, bao gồm khu vực trong nhà là 890.000 m2.

ILO: Hơn 50% dân số thế giới không được bảo trợ xã hội

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), thế giới hiện có 4,1 tỷ người đang không nhận được bất cứ hình thức bảo trợ xã hội nào, chiếm hơn 50% dân số thế giới, ngay cả khi đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy chính phủ các nước hỗ trợ nhiều hơn cho người dân. Đó là kết luận được ILO đưa ra ngày 1/9 trong báo cáo về tình hình bảo trợ xã hội trên toàn cầu.

LHQ: Bão Ida có thể trở thành thiên tai gây thiệt hại nặng nề nhất

Tổ chức Khí tượng thế giới của Liên hợp quốc (WMO) ngày 1/9 cho biết bão Ida, hoành hành tại vùng vịnh Đông Nam nước Mỹ cuối tuần qua, có thể trở thành thiên tai gây thiệt hại nặng nề nhất từ trước tới nay. Bên cạnh đó, WMO cũng đánh giá các biện pháp phòng chống đã giúp hạn chế đáng kể thương vong.

Số các vụ thiên tai tăng gấp 5 lần trong 50 năm qua, 2 triệu người bị thiệt mạng

Theo báo cáo của WMO, giai đoạn 1970-2019, thế giới đã chứng kiến hơn 11.000 thảm họa thiên tai, khiến hơn 2 triệu người thiệt mạng và gây thiệt hại 3.640 tỷ USD. Trung bình mỗi ngày xảy ra một thảm họa liên quan đến thời tiết, khí hậu, lũ lụt và hạn hán, khiến 1 người chết và gây thiệt hại 202 triệu USD.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tin vắn thế giới ngy 2/9: Trung Quốc quy định kiểm soát tu bè trên biển, chuyên gia quốc tế cho l "v nghĩa"