Mỹ khẳng định khng thay đổi thời hạn rút quân khỏi Afghanistan vo 31/8; Báo Mỹ đưa tin Giám đốc CIA bí mật gặp thủ lĩnh Taliban; Khủng hoảng COVID-19 ở quốc gia siêu tiêm chủng Israel… l tin tức thế giới đáng chú ý.
Mỹ khẳng định không thay đổi thời hạn rút quân khỏi Afghanistan
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhất trí với khuyến nghị của Bộ Quốc phòng về việc giữ nguyên thời hạn rút quân khỏi Afghanistan vào ngày 31/8 tới.
Theo một quan chức chính phủ Mỹ, khuyến nghị được Lầu Năm Góc được đưa ra ngày 23/8, căn cứ vào những quan ngại về nguy cơ an ninh đối với lực lượng an ninh Mỹ. Tổng thống Biden cũng đã đề nghị Lầu Năm Góc có phương án dự phòng trong trường hợp phải ở lại Afghanistan lâu hơn dự kiến.
Taliban lập hội đồng 12 thành viên điều hành Afghanistan
Ngày /8, một nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo phong trào Taliban cho biết Afghanistan sẽ thành lập một hội đồng gồm 12 thành viên để lãnh đạo đất nước.
Theo Sputnik, hội đồng này gồm tổng cộng 12 thành viên và tới nay đã có 7 ứng cử viên đồng ý tham gia, trong đó có cựu Tổng thống Hamid Karzai, người đứng đầu Hội đồng Cấp cao Hòa giải Dân tộc Abdullah Abdullah và Abdul Ghani Baradar, thủ lĩnh và là một thành viên sáng lập Taliban.
Nhiều nước sẵn sàng làm trung gian giải quyết khủng hoảng tại Afghanistan
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày /8 cho biết Nga cùng Trung Quốc, Mỹ và Pakistan sẵn sàng đóng vai trò trung gian trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Afghanistan.
Trong khi đó, Tham mưu trưởng quân đội Đức Eberhard Zorn cùng ngày cảnh báo nguy cơ ngày một gia tăng về các cuộc tấn công liều chết do tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng thực hiện tại Kabul, trong bối cảnh các nước phương Tây gấp rút sơ tán công dân và các nhân viên người Afghanistan khi thời hạn chót ngày 31/8 đang cận kề.
Taliban không cho công dân Afghanistan vào sân bay Kabul để sơ tán
Người phát ngôn của Taliban Zabihullah Mujahid trong buổi họp báo mới nhất đã đề nghị Mỹ không khuyến khích người dân Afghanistan rời đất nước.
Ông Zabihullah Mujahid nhấn mạnh rằng Taliban không còn cho phép công dân Afghanistan đến sân bay Kabul và kêu gọi đám đông ở sân bay về nhà. Người phát ngôn này nói: "Mục đích của chúng tôi là xây dựng lại đất nước”. Ông cũng đề nghị phụ nữ Afghanistan ở trong nhà cho đến khi an ninh được đảm bảo.
Báo Mỹ đưa tin Giám đốc CIA bí mật gặp thủ lĩnh Taliban
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cử quan chức tình báo hàng đầu quốc gia tới gặp gỡ các thủ lĩnh của Taliban vào ngày 23/8.
Tờ Washington Post (Mỹ) vào ngày /8 đã đưa thông tin này và đánh giá đây là cuộc gặp ngoại giao cấp cao nhất kể từ khi Taliban kiểm soát thủ đô của Afghanistan.
Thủ tướng Nhật Bản để ngỏ khả năng giải tán Hạ viện
Ngày /8, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã để ngỏ khả năng giải tán Hạ viện, một bước quan trọng để kêu gọi tiến hành bầu cử sớm ở nước này, ngay cả khi đang áp dụng tình trạng khẩn cấp do đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, phát biểu với phóng viên, Thủ tướng Suga nhấn mạnh ưu tiên hàng đầu của ông là ứng phó với dịch COVID-19 và ông sẽ tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế vào ngày 25/8 về khả năng mở rộng các khu vực được áp đặt tình trạng khẩn cấp.
Hàn Quốc, Mỹ tìm kiếm giải pháp chung thúc đẩy các cuộc đàm phán với Triều Tiên
Văn phòng Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày /8 thông báo người đứng đầu bộ này, ông Lee In-young đã gặp Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Sung Kim và thảo luận về biện pháp phối hợp để khởi động các cuộc đàm phán bị đình trệ với Bình Nhưỡng.
Ấn Độ bảo đảm mối quan tâm của tất cả ủy viên HĐBA LHQ
Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định, trong nhiệm kỳ Chủ tịch HĐBA LHQ tháng 8/2021, Ấn Độ đã áp dụng "cách tiếp cận tham vấn" và đưa ra thảo luận các vấn đề, lĩnh vực quan trọng nhằm đảm bảo nhu cầu và mối quan tâm của tất cả quốc gia thành viên được thực hiện.
Tuyên bố Chủ tịch HĐBA đề cập đến các vấn đề quan trọng liên quan đến an ninh hàng hải, bao gồm vai trò của Công ước của LHQ về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 trong an ninh hàng hải, tự do hàng hải, chống khủng bố, buôn bán vũ khí, ma túy và con người, cướp biển...
Trung Quốc góp 1 triệu USD cho quỹ ứng phó COVID-19 và phục hồi kinh tế của APEC
Trung Quốc đã đóng góp 1 triệu USD cho kế hoạch thành lập một quỹ con của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) về ứng phó với đại dịch COVID-19 và Phục hồi kinh tế (CCER).
Quỹ trên được thành lập để hỗ trợ các sáng kiến củng cố năng lực của các nền kinh tế thành viên, qua đó giúp nhận biết và ứng phó với những tác động của đại dịch COVID-19 và đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Khủng hoảng COVID-19 ở quốc gia siêu tiêm chủng Israel
Với 80% công dân trên 12 tuổi đã được tiêm đầy đủ, phần lớn người Israel đã nghĩ rằng COVID-19 đã bị đánh bại. Israel dỡ bỏ mọi biện pháp chống dịch và người Israel trở lại với tiệc tùng đông đúc, cầu nguyện ở các địa điểm mà không cần đeo khẩu trang.
Thế nhưng, đợt bùng phát ca mắc COVID-19 nặng nề ở Israel hiện nay chính là lời cảnh báo về con đường chống dịch phía trước mà thế giới có thể đối mặt.
EU phê chuẩn thêm các cơ sở sản xuất vaccine của Pfizer và Moderna
Ngày /8, Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) thông báo đã phê chuẩn thêm các cơ sở sản xuất vaccine ngừa COVID-19 dựa trên công nghệ tiên tiến mRNA của hãng dược Pfizer/BioNTech và hãng Moderna nhằm giúp tăng sản lượng vaccine trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng trở lại tại châu Âu.
EMA cho biết các quyết định phê chuẩn này không cần Ủy ban châu Âu (EC) thông qua. Do vậy, các cơ sở này có thể bắt tay ngay vào hoạt động sản xuất vaccine ngừa COVID-19.
Indonesia bắt đầu tính phí tiêm chủng đối với người nước ngoài
Phát biểu trước báo giới, Thống đốc Jakarta Anies Baswedan nêu rõ chương trình trên nằm trong khuôn khổ chương trình tiêm chủng Gotong Royong (Hợp tác cùng nhau) do tư nhân tài trợ.
Mỗi người nước ngoài phải trả 700.000 Rupiah (gần 49 USD) cho một liều vaccine nếu muốn tiêm phòng. Loại vaccine được sử dụng cho chương trình này là vaccine của hãng dược Sinopharm của Trung Quốc.
Thái Lan chuẩn bị nhận thêm 61 triệu liều vaccine ngừa COVID-19
Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan cho biết hãng AstraZeneca sẽ cung cấp 61 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho Thái Lan trước cuối năm nay, nâng tổng số vaccine các loại mà nước này đã đặt mua lên 120 triệu liều. Số vaccine này đủ để tiêm phòng cho khoảng 60 triệu người.
Giới chức Mỹ lạc quan có thể kiểm soát dịch bệnh vào mùa xuân 2022
Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci đã đưa ra dự báo lạc quan trên ngày /8, một ngày sau khi vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Pfizer (Mỹ) phối hợp sản xuất với hãng BioNTech (Đức) được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép đầy đủ.
WHO cảnh báo nguy cơ thiếu hụt vật tư y tế tại Afghanistan
Ngày /8, một quan chức WHO cho hay tổ chức này chỉ còn đủ vật tư y tế dùng trong 1 tuần tại Afghanistan sau khi các chuyến vận chuyển thiết bị y tế từ bên ngoài vào nước này bị chặn do các biện pháp kiểm soát an ninh siết chặt ở sân bay Kabul.
Cùng ngày, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của LHQ đã kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ lương thực trị giá khoảng 200 triệu USD cho người dân Afghanistan để những hàng hóa thiết yếu có thể được chuyển đến các vùng xa xôi hẻo lánh trước khi mùa đông tới.
Airbnb cung cấp 20.000 chỗ ở miễn phí trên toàn cầu cho người tị nạn Afghanistan
Trên Twitter, người đồng sáng lập Airbnb, ông Brian Chesky, cho biết từ ngày /8 công ty sẽ triển khai gói trợ giúp miễn phí về chỗ lưu trú đối với 20.000 người tị nạn Afghanistan. Chi phí cho dịch vụ này sẽ do Airbnb chi trả.
Tây Ban Nha, Đức thừa nhận không thể sơ tán toàn bộ cộng tác viên Afghanistan
Ngày /8, Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles khẳng định do diễn biến phức tạp trên thực địa, nước này sẽ không thể sơ tán toàn bộ người Afghanistan từng làm việc cho phái bộ Tây Ban Nha tại quốc gia Tây Nam Á này.
Nga: Sẽ tập trận hải quân chung cùng Trung Quốc và Iran
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ngày /8 đưa tin, Đại sứ Nga tại Iran Levan Dzhagaryan thông báo cuộc tập trận hải quân chung dự kiến được tổ chức ở Vịnh Ba Tư (Persian) vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022.
Sputnik dẫn lời ông Dzhagaryan nhấn mạnh: “Chiến hạm Nga, Iran và Trung Quốc góp mặt vào sự kiện này. Mục tiêu chính là luyện tập đảm bảo an toàn cho các tàu biển quốc tế và chống lại cướp biển”.
Ấn Độ và Pakistan nỗ lực bình thường hóa quan hệ song phương
Truyền thông địa phương cho biết Ấn Độ và Pakistan đã nối lại việc cấp thị thực nhiệm vụ cho các nhà ngoại giao của nhau sau khoảng 28 tháng gián đoạn trong bối cảnh hai quốc gia láng giềng này đang cố gắng bình thường hóa quan hệ song phương.
Algeria cắt quan hệ ngoại giao với Maroc
Kênh tin tức inews.tv đưa tin, phát biểu tại một cuộc họp báo cùng ngày, Ngoại trưởng Algeria Ramtane Lamamra tố cáo Maroc có “những hành động thù địch” và tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa hai bên.
Theo tờ Marocco News, Ngoại trưởng Lamamra viện dẫn lý do là việc Maroc ủng hộ vai trò quan sát viên của Israel trong Liên minh châu Phi (AU).
Số người vượt biển Manche tăng cao chưa từng thấy
Chính phủ Anh ngày /8 cho biết số người di cư tìm cách vượt biển Manche để từ Pháp sang Anh đã tăng lên mức cao chưa từng thấy hồi cuối tuần trước. London cũng chỉ trích "các băng nhóm tội phạm" đã tạo điều kiện cho người di cư vượt biên.
Theo Bộ Nội vụ Anh, riêng trong ngày 21/8 vừa qua, lực lượng chức năng nước này đã giải cứu hoặc chặn lại 828 người di cư đang tìm cách tới nước này. Đáng lưu ý, con số thống kê trên cao hơn rất nhiều so với con số kỷ lục ghi nhận theo ngày trước đó là 482 người.
Hàn Quốc: Hỗ trợ học phí đại học cho gia đình có ba con trở lên
Phủ Tổng thống Hàn Quốc ngày /8 thông báo chính phủ nước này vừa quyết định hỗ trợ toàn bộ học phí đại học cho các gia đình có từ ba con trở lên. Đây là một phần trong chính sách đặc biệt dành cho thanh niên dự kiến sẽ được công bố trong tuần này.