Tổng kết cng tác thu BHXH, BHYT năm 2020 v phương hướng nhiệm vụ năm 2021

Minh Anh| 14/01/2021 11:50
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tuy c những kh khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng năm 2020 cng tác thu v phát triển đối tượng tham gia BHXH v BHYT đạt được kết quả quan trọng. C ng với đ, nhiều phương hướng, kế hoạch để đạt những chỉ tiêu quan trọng tiếp theo trong năm 2021.

Tình hình và kết quả Công tác thu BHXH, BHYT năm 2020:

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới và hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp. Việt Nam cũng không nằm ngoài sự tác động đó.

Đại dịch covid-19 làm cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ vận tải, du lịch, nhà hàng, khách sạn, rồi đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh như may mặc, giầy da, phải thu hẹp sản xuất, giảm sâu lao động, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, giảm tiền lương, giảm việc làm.

lao.jpg
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới và hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp.

Tiếp đến là tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh Miền Tây Nam bộ tại các tháng đầu năm và những tháng cuối năm tình hình bão, lũ, lụt xảy ra liên tiếp tại các tỉnh Miền Trung làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đời sống của nhân dân, đây là nhân tố ảnh hưởng lớn tới công tác thu và phát triển đối tượng.

Tuy có những khó khăn như vậy, nhưng năm 2020 công tác thu và phát triển đối tượng tham gia đạt được nhiều kết quả quan trọng, số tiền thu đạt 100,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, số người tham gia BHXH đạt (tăng 390 ngàn ng) 32,7% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động, trong đó, số người tham gia BHXH tự nguyện , tăng 02 lần so với năm 2019, bằng cả 12 năm trước cộng lại; số người tham gia BHYT đạt 90,85% dân số, vượt 0,% chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện BHYT giai đoạn 2016 – 2020; số người tham gia BHTN đạt 27% lực lượng lao động. 

Có được kết quả trên trước hết phải kể đến sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp hiệu quả của các bộ, ngành, các cơ quan thông tấn, báo chí, cơ quan truyền thông; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, (từ việc ban hành các Nghị quyết, chỉ thị, văn bản chỉ đạo, đến việc chỉ đạo, trích ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm kinh phí đóng BHYT, BHXH tự nguyện cho người tham gia ngoài quy định của Nhà nước, đến việc triển khai thực hiện) và đặc biệt đó là quyết tâm chính trị, hành động quyết liệt của đồng chí Tổng giám đốc, các đồng chí PTGĐ, Lãnh đạo BHXH các tỉnh, thành phố, các đơn vị trực thuộc và sự nỗ lực của đội ngũ công chức, viên chức làm công tác thu, phát triển đối tượng trong toàn ngành BHXH Việt Nam. 

Khi dịch bệnh diễn ra, Lãnh đạo ngành đã lường trước được những tình huống, kịp thời chỉ đạo xây dựng các kịch bản điều hành trong toàn hệ thống đảm bảo linh hoạt, phù hợp trong từng thời gian, thời điểm nhưng vẫn tuân thủ  đúng chỉ đạo của Thủ tướng để thực hiện cho được mục tiêu kép đó là vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế xã hội; 

Hàng loạt các giải pháp được xây dựng và áp dụng trong thời gian phải thực hiện giãn cách xã hội, trên cơ sở khai thác triệt để cơ sở dữ liệu và hạ tầng công nghệ thông tin sẵn có như: xây dựng thêm quy trình khai báo, gia hạn thời gian đóng, áp dụng việc thu tiền đóng, áp dụng việc kê khai việc tạm dùng đóng, xác nhận danh sách người lao động nghỉ việc chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn trả lương trên cổng dịch vụ của ngành và cổng dịch vụ công quốc gia; xử lý công việc trên môi trường mạng; 

Cũng trong thời gian này, cùng với công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức truyền thông mới trên mạng internet, zalo…được chỉ đạo áp dụng mạnh đến các nhóm đối tượng để vận động đối tượng tham gia nhằm đảm bảo an sinh xã hội lâu dài; 

Công tác đôn đốc đơn vị, người dân đóng BHXH, BHYT theo quy định được duy trì thực hiện thông qua việc gửi tin nhắn tự động, gửi thông báo qua emai đến các đơn vị, người tham gia. Việc nắm bắt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chú trọng, một mặt để hỗ trợ doanh nghiệp thụ hưởng chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo Nghị quyết số 42/NQ-CP và nghị Quyết số 4/NQ-CP của Chính phủ; mặt khác, qua đó nắm rõ tình hình biến động lao động ( lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng tiền lương, thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động tạm thời…) để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người lao động tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.

nghi.jpg
Tuy có những khó khăn như vậy, nhưng năm 2020 công tác thu và phát triển đối tượng tham gia đạt được nhiều kết quả quan trọng.

- Trong thời gian bão lũ liên tục xảy ra tại các tỉnh Miền trung, Tây nguyên, gây thiện hại lớn về tài sản của nhân dân, để tạo thuận lợi nhất cho người dân được hưởng chính sách khám, chữa bệnh BHYT, đã  kịp thời đề xuất Bộ y tế triển khai thí điểm việc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên điện thoại từ ứng dụng VssID thay thế thẻ BHYT giấy; tổ chức các đoàn công tác để thăm hỏi, hỗ trợ và trao tặng thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn để chia sẻ gánh nặng về tài chính nếu không may bị ốm đau, bệnh tật; đồng thời chỉ đạo BHXH các địa phương kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hỗ trợ mua tặng thẻ BHYT để người dân giảm bớt khó khăn (theo báo cáo chưa đầy đủ, đến hết năm 2020 đã có hàng trăm ngàn thẻ BHYT được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trao tặng tại tai các địa phương: Đà Nẵng, An Giang, Đồng Nai, Khánh Hòa, Kiên Giang, quảng nam, Thừa Thiên Huế…).

- Khi dịch bệnh được kiểm soát, trở lại trạng thái bình thường mới, toàn ngành tăng tốc cho công tác thu và phát triển đối tượng với các giải pháp cụ thể như: phát động phong trào thi đua nước rút, tích cực rà soát dữ liệu cơ quan Thuế cung cấp; đẩy mạnh các hội nghị tuyên truyền vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc; tổ chức đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời…

Phương hướng, nhiệm vụ năm 2021

Để phấn đấu hoàn thành và vượt các chỉ tiêu trong năm 2021 là 35,2% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tham gia BHXH; có khoảng 28,5% lực lượng lao động tham gia BHTN theo mục tiêu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII và có khoảng 91,56% dân số tham gia BHYT theo mục tiêu tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, tiếp tục phát huy kết quả năm 2020 với tinh thần nỗ lực, quyết liệt, sáng tạo, với phương châm bám sát doanh nghiệp, đơn vị quản lý đối tượng, bám sát địa bàn, phân rõ trách nhiệm cho từng tập thể, cá nhân, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đó là:

xa2.jpg
Tiếp tục phối hợp các ngành liên quan đề xuất hỗ trợ thêm ngoài quy định của NSNN đối với các đối tượng người nghèo, cận nghèo...

(1) Tích cực, chủ động tham mưu, báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương các giải pháp để thu, thu nợ phát triển người tham gia, trong đó tất cả các địa phương phải ban hành được các chương trình, kế hoạch, giao chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT đến tận phường, xã.

(2) Tiếp tục phối hợp các ngành liên quan đề xuất hỗ trợ thêm ngoài quy định của NSNN đối với các đối tượng người nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên, hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, BHXH tự nguyện để tăng nhanh độ bao phủ BHYT, BHXH tự nguyện; 

(3) Đẩy mạnh công tác rà soát dữ liệu từ cơ quan Thuế cung cấp để khai thác triệt để đối tượng phải tham gia BHXH, BHYT bắt buộc;

(4) Tập trung rà soát, phân loại đối tượng tiềm năng, theo nhóm ngành nghề, giới tính, độ tuổi, vùng miền,… để từ đó xây dựng giao kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, vận động linh hoạt trực tiếp, hoặc tổ chức hội nghị khách hàng để phát triển người tham gia BHXH, BHYT.

(5) Tăng cường công tác đôn đốc thu, tập trung thanh tra, kiểm tra, đơn vị, doanh nghiệp nợ từ 03 tháng trở lên, đơn vị, doanh nghiệp có dấu hiệu trốn đóng, đóng không đủ số người, đóng không đúng mức để giảm nợ đọng. 

(5) Tiếp tục theo dõi, nắm bắt, đánh giá việc triển khai thí điểm sử dụng hình ảnh thẻ BHYT VssID trên điện thoại thông minh, trên cơ sở đó nhân rộng toàn quốc; đồng thời tiếp tục nghiên cứu triển khai mạnh mẽ các công việc về thu, phát triển đối tượng trên ứng dụng VSSID.


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tổng kết cng tác thu BHXH, BHYT năm 2020 v phương hướng nhiệm vụ năm 2021