Phóng sự - Ghi chép

Trăn trở nghề truyền thống

Gia Ân 26/06/20 - 11:35

Trước đây, ở Nghệ An, nghề đan lát phát triển mạnh ở nhiều huyện như: Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Yên Thành... Tuy nhiên, những năm gần đây, các làng nghề thủ công mỹ nghệ đều rơi vào cảnh đìu hiu do thị trường đầu ra bị thu hẹp. Trước nguy cơ nghề truyền thống bị mai một, tại xã Phúc Thọ (Nghi Lộc) đã vận động chị em thành lập “Tổ mây tre đan” để gìn giữ và phát triển nghề.

tit-chinh.jpg

Trước đây, ở Nghệ An, nghề đan lát phát triển mạnh ở nhiều huyện như: Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Yên Thành... Tuy nhiên, những năm gần đây, các làng nghề thủ công mỹ nghệ đều rơi vào cảnh đìu hiu do thị trường đầu ra bị thu hẹp. Trước nguy cơ nghề truyền thống bị mai một, tại xã Phúc Thọ (Nghi Lộc) đã vận động chị em thành lập “Tổ mây tre đan” để gìn giữ và phát triển nghề.

GIẤC MƠ TỪ MÂY, TRE, NỨA

Quay ngược thời gian vào khoảng năm trước, tại xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc (Nghệ An), nghề mây tre đan rất phát triển. Trong đó, một số nơi trở thành làng nghề nổi tiếng, người dân mở nhiều xưởng hoạt động sôi nổi suốt ngày đêm.

Chị Nguyễn Thị Ngân (SN 1976), trú xóm 10, xã Phúc Thọ, chia sẻ: “Hơn chục năm trước, hầu như nhà nào cũng làm nghề. Nhiều lớp dạy nghề đan lát được mở ra để đào tạo cho các chị em phụ nữ, các bạn thanh niên.

Tuy nhiên, chỉ được ít năm, thị trường hạn chế, sản phẩm khó bán dẫn đến người làm nghề không có thu nhập. Các hộ sản xuất dần dần thu hẹp và phải chuyển nghề tìm việc làm mới”.

Trước nguy cơ nghề truyền thống ở quê hương bị mai một, bà Nguyễn Thị Lan (64 tuổi), trú xóm 10, xã Phúc Thọ đã vận động chị em trong xóm họp lại thành lập “Tổ mây tre đan” để cùng nhau gìn giữ và phát triển nghề.

Nói thì dễ nhưng bắt tay vào làm là cả một quá trình khó khăn, vất vả, bà Lan đã đi gặp từng chị em có tay nghề cao để vận động họ tiếp tục gắn bó với nghề. Đồng thời, đào tạo truyền kinh nghiệm cho những lao động mới, rồi tìm đầu ra cho nguồn hàng tiêu thụ.

LẬP TỔ "MÂY TRE ĐAN" ĐỂ GIỮ NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Sau một thời gian vận động, Tổ mây tre đan từ một nhóm nhỏ ít người đến nay đã có thành viên hoạt động. Dự kiến trong thời gian tới, có nhiều thanh niên đang học nghề sẽ gia nhập tổ để cùng giữ nghề, cùng sản xuất, kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

may-11.jpg
Từ bàn tay khéo léo của người thợ, những chiếc đèn trang trí độc đáo ra đời.

Để tổ mây tre đan hoạt động tốt, bà Lan cùng chị em đã học hỏi để thay đổi về mẫu mã, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Từ kích thước, chủng loại đến màu sắc, họa tiết đều được đổi mới phù hợp hơn với các phong cách trang trí hiện đại. Nhờ sự thay đổi này mà các sản phẩm của tổ mây tre đan ở Phúc Thọ được thị trường tích cực đón nhận.

Nguyên liệu chủ yếu để làm nghề đan lát nơi đây là cây lùng, được nhập về từ các huyện Quế Phong, Quỳ Châu. Theo bà Lan, so với trước đây, người dân phải đi chặt tre, lùng về chẻ để đan thì nay đã có máy móc làm thay. Bởi thế, công việc đan lát cũng tiện hơn.

Phần lớn những người tham gia tổ mây tre đan đều là những chị em buôn bán ở chợ, họ thường nhận nguyên liệu về nhà, tranh thủ đan lát những ngày nghỉ chợ, hoặc ban đêm.

Các sản phẩm chủ yếu là đèn treo trang trí, đèn lồng, giỏ đựng các loại… với giá từ 40.000 đồng đến 80.000 đồng/sản phẩm. Mỗi ngày, một người có thể đan được từ 8 đến 10 sản phẩm, trừ chi phí vật liệu, tiền điện... cho thu nhập 200.000 đồng/ngày.

Các sản phẩm của tổ mây tre đan ở xã Phúc Thọ làm ra được đánh giá cao về tính thẩm mỹ, đẹp lung linh. Nhiều nhà hàng, khách sạn, quán ăn, quán cà phê… sử dụng để trang trí. Vì thế, đầu ra cho sản phẩm mây tre đan ở xã Phúc Thọ hiện khá ổn định. Người dân làm đến đâu đều được thu mua hết đến đó.

5.jpg
Trước nguy cơ nghề truyền thống ở quê hương bị mai một, bà Nguyễn Thị Lan đã vận động chị em trong xóm họp lại thành “Tổ mây tre đan” và cùng nhau gìn giữ, phát triển nghề.

“Tổ đan lát mây tre đan ở xã hoạt động rất hiệu quả và tạo thêm thu nhập cho nhiều chị em trong lúc nhàn rỗi. Nguyên liệu đầu vào đã có máy làm sẵn nên rất tiện lợi.

Chị em chỉ cần lấy về rồi tranh thủ làm những lúc rảnh rỗi để kiếm thêm thu nhập. Sản phẩm ngày càng được đa dạng hóa về mẫu mã và đẹp mắt nên được khách hàng rất ưa chuộng”.

Chị Nguyễn Thị Hương - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Phúc Thọ

* Thực Hiện: Gia Ân

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trăn trở nghề truyền thống