Cuộc chạy đua gấp rút với thời gian của các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy v Bệnh viện Việt Đức đã kịp thời tiếp nhận nguồn tạng hiến v thực hiện liên tiếp nhiều ca ghép tạng thnh cng ở 2 đầu đất nước. Mn qu sự sống của người bệnh cng trở nên cao quý hơn đúng vo dịp kỷ niệm ngy Thầy thuốc Việt Nam 27/2.
Đó là câu chuyện ý nghĩa vừa diễn ra vào rạng sáng ngày 26/2, giữa đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).
Trước đó, ngày /2, trực tiếp chứng kiến sự nỗ lực bất thành của ê-kíp điều trị trước tình trạng quá nặng của con mình, mẹ của bệnh nhân M. (bệnh nhân M. SN 1988, ngụ An Giang) đã quyết định hiến tặng các tạng còn chức năng hoạt động của anh M. để cứu sống những bệnh nhân không may đang từng ngày chịu đựng sự hành hạ của bệnh tật.
Tuân thủ và cẩn thận áp dụng đầy đủ các quy trình chẩn đoán chết não, ngay khi tiếp nhận thông tin, ê-kíp hiến ghép tạng của Bệnh viện Chợ Rẫy lập tức được kích hoạt.
Các phần tạng được lấy ra từ người hiến, đi ghép cho các bệnh nhân khác.
Sau khi kiểm tra và đánh giá tình trạng của bệnh nhân, để có thể tiếp nhận trọn vẹn những quà tặng thiêng liêng này, Bệnh viện Chợ Rẫy đã báo cáo với Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia tiếp nhận sự hiến tặng đa mô tạng của trường hợp hiến chết não này.
Do trong danh sách chờ tại Bệnh viện Chợ Rẫy không có người chờ ghép tim nhóm máu B. Vì vậy, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia đã điều phối tim đến Bệnh viện Việt Đức; Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 2 quả thận, 2 giác mạc và da của người hiến, đồng thời phối hợp hỗ trợ để bệnh nhân suy tim có thể kịp thực hiện được phản ứng chéo, tiếp nhận và vận chuyển quả tim để ghép tại Bệnh viện Việt Đức.
Do bệnh nhân được chỉ định ghép tim ở Bệnh viện Việt Đức đang ở xa, việc ê-kíp ghép tạng phải chờ đợi đến lúc bệnh nhân có mặt ở bệnh viện để lấy máu xét nghiệp phản ứng chéo có thể làm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận các tạng hiến. Do đó, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia đã trao đổi và đề xuất Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ nhân sự đưa máu của người hiến ra Bệnh viện Việt Đức để thực hiện kỹ thuật này.
Nhân viên Bệnh viện Chợ Rẫy đã lên chuyến bay đêm mang mẫu máu của người hiến ra Hà Nội để thực hiện phản ứng chéo. Ảnh: BVCC
Lần đầu tiên trong lịch sử ghép tạng, Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện hỗ trợ các kỹ thuật an toàn nhất để đảm bảo thời gian an toàn cho "trái tim" của người hiến được tiếp nhận trong tình trạng khỏe mạnh, nhân sự của Bệnh viện Chợ Rẫy đã lên chuyến bay, mang mẫu máu của người hiến ra Hà Nội để thực hiện phản ứng chéo. Cũng cùng thời điểm này, nhóm ghép tạng của bệnh viện Việt Đức cũng lên máy bay vào TP.HCM để chuẩn bị cho việc tiếp nhận và vận chuyển "trái tim" về Hà Nội.
Liên tục theo dõi tình trạng của người hiến cũng như cập nhật chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airline, sau khi thống nhất với Hội đồng, được sự chấp thuận của ban lãnh đạo bệnh viện, nhóm ghép tạng của bệnh viện Chợ Rẫy đã quyết định tiến hành nhận tạng sớm hơn 1 giờ để kịp "vận chuyển trái tim" trên chuyến bay sớm nhất từ TP.HCM ra Hà Nội.
1h30 ngày 26/2, nhóm hiến ghép tạng đã cúi đầu dành 1 phút để đọc lời mặc niệm tri ân tấm lòng cao thượng của anh M. cùng gia đình.
Đến 4h sáng ngày 26/2, nhóm ghép tạng của Bệnh viện Việt Đức đã rời Khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Chợ Rẫy vận chuyển "quả tim" của người hiến ra sân bay về Hà Nội.
Nhóm ghép tạng của Bệnh viện Chợ Rẫy nối tiếp nhận 2 quả thận và 2 giác mạc cùng da của người hiến. Đến 6h sáng ngày 26/2, sau khi hoàn tất các quá trình tiếp nhận và chăm sóc thân thể cho người hiến, đại diện phòng Công tác xã hội đã cùng gia đình anh M. đưa người hiến về nơi tổ chức tang lễ.
Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện ghép da cho bệnh nhân bỏng xăng từ da hiến của người bệnh chết não
Về các ca được ghép thận, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, tình trạng 2 bệnh nhân đã ổn định và có nước tiểu sau vài giờ ghép. Đây là 2 bệnh nhân nữ rất trẻ và đều có hoàn cảnh khó khăn, bị suy thận nặng. Trong đó, bệnh nhân P.T.L.T. (16 tuổi, ngụ Phú Yên) đặc biệt khó khăn. Gia đình có 2 chị em đều bị suy thận. Người cha bị bệnh nan y. Mẹ đưa 2 con đến TP.HCM ở trọ, làm thuê kiếm tiền để chạy thận nhân tạo cho hai con.
Còn bệnh nhân ghép da là chị N.T.C.N (SN 1999, ngụ Kiên Giang), bị bỏng lửa xăng, mất da diện rộng khoảng 30% diện tích của cơ thể, tình trạng nhiễm khuẩn nặng, nếu không được ghép da che phủ thì bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng suy mòn, nhiễm khuẩn huyết, nguy cơ tử vong rất cao.
Riêng 2 giác mạc của người hiến được bảo quản chờ người nhận đang trên đường đến Bệnh viện Chợ Rẫy để ghép vào ngày 27/2.
2 giác mạc sẽ được ghép cho nữ bệnh nhân C.N.B.T. (SN 2003, ngụ Đà Lạt) bị loạn dưỡng giác mạc, bóng bàn tay, sáng tối âm tính và nam bệnh nhân H.V.N. (SN 1993, ngụ TP.HCM) bị sẹo giác mạc.
Trong khi đó, tại Bệnh viện Việt Đức, sau 8 giờ ghép, với sự tham gia của hơn 40 y bác sĩ thuộc nhiều đơn vị, "trái tim" của người hiến đã được ghép thành công bước đầu và đã đập trong lồng ngực người nhận. Sau ghép, bệnh nhân nhận tim ổn định đã được được đưa đến phòng Hồi sức để tiếp tục theo dõi.
Trái tim của người hiến đã được ghép thành công bước đầu và đã đập trong lồng ngực người nhận.
Theo Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, nhu cầu ghép tạng hiện nay rất cao, tuy nhiên nguồn tạng hiến khan hiếm, đặc biệt là tạng từ người cho chết não. Mỗi năm cả nước chỉ có khoảng 10 người chết não hiến tặng mô tạng. Năm 2019 nhiều nhất, có 20 người chết não hiến tạng. 30 năm qua, Việt Nam thực hiện hơn 6.500 ca ghép tạng thành công. Trong đó, hơn 6.000 ca ghép thận, 384 ca ghép gan, 59 ca ghép tim. Đến nay Việt Nam có 16 cơ sở y tế ghép thận, 5 nơi ghép gan, 3 nơi ghép tim. |