Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: “Khng thể chỉ vì lợi ích của mình m muốn lm gì thì lm”

Thái Văn| /08/2014 11:29
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Mặc d đường lưỡi b phi lý, bao chiếm gần hết Biển Đng của phía Trung Quốc bị các nước c liên quan cực lực phản đối, thế giới cũng khng đồng tình nhưng Trung Quốc vẫn khng từ bỏ dã tâm của mình…

Tiếp tục đưa ra những lý luận phi lý về đường lưỡi bò

Mới đây, một nhà xuất bản ở nước này đã phát hành một cuốn sách tập hợp những lý luận phi lý về bản đồ đường lưỡi bò. Tờ “Trung Quốc Hải dương báo” cho rằng đây là cuốn sách đầu tiên “trình bày có hệ thống cơ sở lịch sử và pháp lý” của đường lưỡi bò. Tác giả là thẩm phán thuộc Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS) Cao Chi Quốc và chuyên gia Cổ Binh Binh.

Ông Cao không có mặt trong hội đồng phán xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền phi lý ở biển Đông. Trong sách, ông Cao và ông Cổ ngang nhiên cho rằng đường lưỡi bò là “tuyến quyền lợi biển mang tính lịch sử”, trong đó bao gồm “quyền tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc” đối với các quần đảo ở biển Đông và quyền đánh bắt, khai thác tài nguyên trong đường lưỡi bò.

Trên một diễn đàn khác, một chuyên gia còn tỏ ra hung hăng hơn. Giáo sư Qi Huaigao, Đại học Fudan (Trung Quốc), cho biết hiện tại Luật của Trung quốc về Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa chỉ đề cập đến “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp trên biển Đông. Và luật này không hề định nghĩa rõ tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên biển Đông - ông Qi Huaigao nói.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: “Không thể chỉ vì lợi ích của mình mà muốn làm gì thì làm”

Quyền lợi chính đáng của  ngư dân Việt Nam trên ngư trường phải được bảo vệ Ảnh:TL

Theo luật hiện hành của Trung Quốc, khu vực nằm trong “đường lưỡi bò” được xem là một phần của “vùng biển lịch sử” Trung Quốc, nhưng không phải là đường ranh giới có tính hợp pháp. Ông Qi đề xuất chính quyền Trung Quốc nên nghiêm túc cân nhắc điều chỉnh luật để đưa ra một khung pháp lý nhằm hợp pháp hóa “đường lưỡi bò”.

Bằng cách này, giáo sư Qi tin rằng Trung Quốc có thể tăng cường các tuyên bố chủ quyền tại những hòn đảo trong “đường lưỡi bò” trên biển Đông.

Có hại cho tương lai của Trung Quốc

Những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông thời gian qua không chỉ khiến quốc tế lo ngại, mà ngay cả các nhà phân tích chính trị Trung Quốc cũng bất an, bởi họ cho rằng Bắc Kinh đang đánh đổi những lợi ích lớn vì những mục tiêu nhỏ. Bài viết trên tờ Christian Science Monitor vừa dẫn lời David Arase, giáo viên bộ môn chính trị quốc tế tại Đại học Johns Hopkins, Nam Kinh, Trung Quốc, nhận xét: “Trung Quốc là một nước rất cơ hội, họ không ngừng thực hiện những hành vi có lợi cho mình để xem sẽ kiếm được gì và… cố gắng kiếm càng nhiều càng tốt… Bằng cách đi những bước nhỏ, giảm thiểu tối đa chú ý của các thế lực lớn như Mỹ, để Washington không nhảy vào hỗ trợ đồng minh trong khu vực, Trung Quốc đang cố làm nản chí các đối thủ trong tranh chấp và đẩy họ đến chỗ “từ bỏ quyền lợi của mình”, giáo sư Arase nói.

Philippines đang thách thức tính hợp pháp của “đường chín đoạn” bằng cách đưa vụ việc ra tòa án quốc tế dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Trung Quốc lại từ chối tham gia. Các chuyên gia luật quốc tế cho rằng những tuyên bố của Trung Quốc không có cơ sở. “Ngay bản thân người Trung Quốc cũng bất đồng quan điểm” về vấn đề này, Xue Li trưởng khoa chiến lược quốc tế tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói.

Giáo sư Johnson cho rằng có lẽ Bắc Kinh quá tin tưởng vào thành công của chính sách hiện tại bởi “cuối cùng, các nước ASEAN cũng phải đứng sang một bên vì họ phụ thuộc nhiều vào triển vọng kinh tế của Trung Quốc”.

Tuy nhiên, theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á tại Đại học New South Wales, Australia, cái giá của việc hiện diện như một kẻ bắt nạt kiêu ngạo không hề rẻ. Những tranh chấp gần đây xung quanh việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam làm “thay đổi hoàn toàn mối quan hệ” giữa hai nước.

Biển Đông "có thể biến thành một chiến trường thật sự và điều này chỉ có hại cho tương lai Trung Quốc mà thôi", giáo sư Zhu Feng từ Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông Đại học Nam Kinh, nói. "Chúng ta cần tìm phương cách khác".

Trung Quốc rút giàn khoan về sớm hơn dự định một tháng. Nhiều chuyên gia nhận định động thái này nhằm xoa dịu khủng hoảng. Nhưng hành vi ngang nghiên trước đó đã kịp làm dấy lên làn sóng chỉ trích gay gắt của thế giới và gia tăng lo ngại trong khu vực. Một cuộc khảo sát hồi tháng 7 của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy hầu hết người dân ở 8 trên 10 quốc gia láng giềng của Trung Quốc lo lắng tham vọng khổng lồ tại khu vực Châu Á của Bắc Kinh có thể dẫn đến xung đột quân sự.

"Câu hỏi đặt ra là liệu làm vậy có đáng hay không. Chúng ta có thể kiếm được hạt vừng nhưng vứt đi cả quả dưa hấu", ông Xue tranh luận khi đề cập đến những lợi ích nhiều mặt mà mối quan hệ chặt chẽ với Đông Nam Á có thể mang lại.

Yêu sách phi lý không thể thành công

Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tục gây căng thẳng với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á. Ngày 1/1, Trung Quốc áp đặt quy định vô lý, theo đó bất cứ ai đánh cá trong vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền, chiếm tới 90% diện tích Biển Đông, phải nhận được sự cho phép của chính quyền Trung Quốc.

Tháng 3, lực lượng tuần duyên Trung Quốc ngăn cản quân đội Philippines tái cấp quân nhu cho binh lính của họ tại con tàu cũ trên khu vực Bãi Cỏ Mây. Khu vực này thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam tuy nhiên Bắc Kinh và Manila cũng tuyên bố chủ quyền.

Trong vài tháng qua, tàu nạo vét Trung Quốc hoạt động hết công suất xây dựng một hòn đảo nhân tạo trên bãi đá Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam. Công ty thực hiện dự án công bố hình ảnh mô phỏng một sân bay chuẩn bị được xây dựng ở đây mà theo họ là đã lên kế hoạch từ trước.

Tháng 5, Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc di chuyển giàn khoan dầu vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đi kèm với đó là hàng trăm tàu quân sự các loại. Tàu Trung Quốc còn hung hăng đâm húc làm chìm nhiều tàu cá Việt Nam.

Tất cả những động thái này đều vi phạm thỏa thuận mà Trung Quốc ký với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 12 năm trước. Theo đó, hai bên cam kết “kiềm chế hành động làm phức tạp hoặc leo thang căng thẳng, gây ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Mục tiêu dài hạn của Bắc Kinh vẫn là tuyên bố chủ quyền, "để chắc chắn Trung Quốc có thể tham gia vào tất cả mọi động thái và diễn biến trên Biển Đông" đồng thời, "tối đa hóa tự do trong hành động của hải quân nhằm trở thành lực lượng quân sự áp đảo trong khu vực", Rory Medcalf, giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại viện Lowy, Australia, nói.

Việt Nam và Philippines đã công khai thể hiện sự phản kháng. Thủ tướng Việt Nam cũng từng nhắc đến khả năng kiện Trung Quốc ra trọng tài quốc tế.

Ngày 30/3/2014, Chính phủ Philippines đã đệ trình biên bản ghi nhớ với luận cứ dài khoảng 4.000 trang, trong đó có các luận chứng cáo buộc tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc, nuốt trọn gần hết biển Đông, lên Tòa án Liên Hiệp Quốc về luật Biển (ITLOS). Tòa Trọng tài Thường trực (trụ sở tại The Hague, Hà Lan) là cơ quan cuối cùng thụ lý vụ kiện này, đã yêu cầu Trung Quốc trong vòng 6 tháng - đến ngày /12/2014 - phải trả lời đơn kiện của Philippines, nhưng Bắc Kinh tuyên bố không tham gia phiên phân xử.

Nhà ngoại giao cấp cao và các quan chức quốc phòng Mỹ thẳng thắn cáo buộc Trung Quốc kích động bất ổn trong khu vực và đe dọa các nước láng giềng.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vừa kêu gọi các nước cùng có tranh chấp trên Biển Đông chuyển thách thức thành hợp tác, khẳng định Washington phản đối bất cứ nước nào có hành động hăm dọa và vũ lực để đạt được các yêu sách."Chúng ta cần chuyển những xung đột trên biển thành hợp tác trong khu vực. Tất cả chúng ta đều biết rằng có các tranh chấp (ở Biển Đông) hay những nơi khác, nơi mà các chuẩn mực, luật pháp quốc tế chiếm ưu thế", ngoại trưởng Mỹ Kerry nói trong bài  phát biểu quan trọng về chính sách của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.

"Tôi nói rõ rằng Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền của bên nào, nhưng chúng tôi quan tâm đến cách giải quyết các tranh chấp này. Mỹ phản đối bất cứ nước nào hăm dọa, ép buộc và sử dụng vũ lực để đạt được yêu sách", ông nói.

Ngoại trưởng Mỹ nêu lên những ví dụ tốt cho thấy có thể giải quyết các tranh chấp hòa bình ở châu Á - Thái Bình Dương, như giữa Nhật Bản và Đài Loan. Mỹ ủng hộ Philippines thực hiện những bước đi để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc một cách hòa bình bằng việc đưa lên tòa án trọng tài để làm rõ các yêu sách theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS).

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh mới đây cũng phát biểu: Nước nào cũng theo lợi ích quốc gia, nhưng khi tham gia các diễn đàn đa phương, các nước phải đồng thời quan tâm đến cả lợi ích chính đáng theo luật quốc tế của các quốc gia khác nữa. “Anh không thể chỉ vì lợi ích của mình mà muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói. Anh phải quan tâm đến [người khác] thì người ta mới nghe, thì người ta mới thấy sự tham gia của anh là có ích cho sự phát triển chung của khu vực và trên thế giới”.

:“Bắc Kinh đang dần dần chia nhỏ Biển Đông. Họ ôm tham vọng biến Biển Đông thành cái ao của mình… Tuy nhiên, họ sẽ không bao giờ giải thích được tính pháp lý của đường 9 đoạn đó” -  ông Trần Trường Thủy, chuyên gia phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông, Việt Nam, cho biết trong một cuộc họp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Washington”.

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: “Khng thể chỉ vì lợi ích của mình m muốn lm gì thì lm”