Thng tin từ Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sau khi được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh H Giang tình trạng bệnh nhân S ng Diêu H. vẫn đang rất nặng.
TS Nguyễn Tiến Dũng - Trung tâm chống độc,Bệnh viện Bạch Mai cho hay, bệnh nhân Sùng Diêu H. (52 tuổi) điều trị tại Trung tâm với triệu chứng ban đầu là đau bụng nhẹ, hoàn toàn tỉnh táo, da bình thường, vàng mắt, máu cô đặc.
Tại thời điểm được đưa đến viện, bệnh nhân tỉnh táo, tuy nhiên các kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân đang có dấu hiệu bị suy gan. Sau mấy ngày cấp cứu và truyền dịch lọc đến nay bệnh nhân Hồng tỉnh táo, tiếp xúc tốt, hết đau bụng, đi ngoài nhưng men gan đang gia tăng.
''Hiện vẫn chưa thể đưa ra tiên lượng bởi ngộ độc nấm thường gây ngộ độc muộn, phải đợi ít nhất 3 tuần mới có thể khẳng định'', TS Dũng nói.
Bệnh nhân ngộ độc nấm ở Hà Giang vẫn đang nguy kịch
Trước đó, sáng ngày 28/3 gia đình ông H. đã hái nấm trong rừng về ăn, đến tối cùng ngày tất cả 4 người trong gia đình xuất hiện triệu chứng đau bụng chóng mặt đau đầu nôn đi ngoài, nước phân màu trắng. Cả 4 người được người thân đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.
Đến ngày 31/3, người con trai cả của ông H. là Sùng Văn H. (SN 1990) tử vong, ngày 1/4, người vợ là bà Thào Thị V. (SN 1970) tử vong và đến ngày 2/4, con dâu là chị Ly Thị P. (SN 1996) tử vong. Sau đó, ông H. được chuyển xuống cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai.
Theo ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc, dựa vào các triệu chứng ngộ độc mà bệnh nhân mắc phải có thể nghĩ đến loại nấm mà gia đình ông H. ăn phải chứa độc tố amatoxin kịch độc. Theo nghiên cứu, chỉ cần người dân ăn một cái nấm chứa độc tố amatoxin là đã bị ngộ độc. Tỷ lệ tử vong của các trường hợp ăn phải loại nấm này lên đến 50%. Các ca cấp cứu ngộ độc nấm có chi phí rất lớn, lên đến vài trăm triệu đồng/ca.
Các bác sĩ khuyến cáo, người dân tuyệt đối không nên ăn các loại nấm dại mọc hoang ở bờ ruộng, chân đồi, trong rừng. Nếu ăn phải nấm dại cần gây nôn ngay. Sử dụng bàn chải đánh răng chà vào sâu vào mặt lưỡi sẽ nôn hết thức ăn đã ăn vào. Đồng thời, đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.