Nhìn nhận dưới gc độ pháp lý, luật sư cho biết, người phụ nữ c hnh động đạp vỡ kính t, cắt đứt tai c gái ngồi trên xe l hnh vi đánh ghen thái quá, c dấu hiệu phạm pháp do xâm phạm nhiều khách thể do pháp luật bảo vệ như sức khỏe, ti sản, an ninh trật tự cng cộng…
Như Báo Công lý đã thông tin, ngày /10, Công an thị trấn Nông Cống (huyện Nông Cống, Thanh Hóa) cho biết, bà N.N.H. (30 tuổi, quê Thanh Hóa), người có hành động đạp vỡ kính ô tô rồi lao vào túm tóc, cắn đứt một phần tai của cô gái ngồi trong xe đã đến cơ quan công an đầu thú.
Bước đầu, bà H. khai vợ chồng bà có mâu thuẫn tình cảm, ngày 22/10 khi bà H. đi siêu thị mua đồ thì bắt gặp chồng dùng xe ô tô chở theo một cô gái.
Do ghen tuông, bà đã chặn đầu chiếc xe ô tô rồi lao lên nắp capo, đạp vỡ kính chắn gió phía trước xe. Sau đó, bà H. mở cửa xe, túm tóc và đánh cô gái đang ngồi bên trong. Trong lúc tức giận, bà đã cắn vào tai cô gái. Nạn nhân được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực cấp cứu, sau đó được chuyển ra Hà Nội điều trị.
Sự việc được đăng tải lên mạng xã hội và trở thành tâm điểm bàn tán của dư luận. Rất nhiều độc giả bức xúc và lên án hành động đánh ghen thái quá của người phụ nữ. Vậy hành vi này có vi phạm pháp luật?
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Hà Thị Khuyên – Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết, trong trường hợp trên, hành vi của người vợ là thái quá, có dấu hiệu cấu thành nhiều tội danh do xâm phạm nhiều khách thể do pháp luật bảo vệ như sức khỏe, tài sản, an ninh trật tự công cộng.
Luật sư Khuyên phân tích, theo thông tin ban đầu từ phía cơ quan chức năng, chiếc xe ôtô này không phải là của cô gái, cũng không phải là xe của chồng mà là xe do người chồng đi mượn của người khác và hai vợ chồng đang có mâu thuẫn.
Như vậy, hành vi của người vợ nếu gây nên hư hỏng cho chiếc xe ô tô từ 2 triệu đồng trở lên, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Cố ý làm hư hỏng tài sản" theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự 20.
Còn đối với cô gái trong xe (bị xem là người thứ 3) bị cắn đứt một phần tai mà có đơn đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc xử lý, thì người vợ cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Cố ý gây thương tích" quy định tại Điều 134 Bộ luật hình 20, do hành vi có thể xác định là có tính chất côn đồ, gây ra cố tật và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân.
Trong trường hợp chủ xe ô tô và cô gái bị cắn đứt một phần tai không yêu cầu xử lý đối với người vợ, thì cơ quan công an vẫn có thể khởi tố người vợ về hành vi "Gây rối trật tự công cộng" theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 20.
“Việc người vợ đã đến công an đầu thú, khai nhận toàn bộ về hành vi của mình, trong quá trình giải quyết vụ án cơ quan tố tụng có thể xem xét đây là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2, Điều 51 BLHS 20. Tuy nhiên, xét tính chất nghiêm trọng của vụ án, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sẽ không phải là yếu tố quyết định nhiều đến hình phạt khi Tòa án lượng hình”, luật sư Khuyên nhấn mạnh.
Khẳng định hành vi quan hệ ngoài luồng của người thứ 3 với người đang có vợ hoặc chồng hay giữa người đang có vợ hoặc chồng với người thứ 3 là quan hệ trái pháp luật, vi phạm quan hệ hôn nhân một một chồng, vi phạm đạo đức lối sống và cần lên án. Tuy nhiên luật sư Khuyên lưu ý không thể vì hành vi trái pháp luật của người thứ 3 xen vào cuộc sống của vợ chồng, mà người vợ hoặc chồng có thể cho mình quyền sử dụng một hành động vi phạm pháp luật khác để đáp trả đối phương, hay “tự xử” đối phương.