Vụ nâng kh́ng giá thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai: Thổi giá máy robot h̃ trợ phẫu thuật lên gấp 5 lần

Như Loan| 26/09/2020 11:31
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Mở rộng điều tra vụ án nâng khống giá thiết bị tại Bệnh viện Bạch Mai, cơ quan điều tra xác định hệ thống robot được nhập khẩu c giá trị 7,4 tỉ đồng, tuy nhiên, các đối tượng câu kết "hợp thức hóa" th̉i giá lên 39 tỉ đồng...

3 năm chiếm đoạt 10 tỷ đồng của hơn 500 bệnh nhân

Như đã thông tin, ngày 25/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Quốc Anh, nguyên Giám đốc bệnh viện Bạch Mai, ông Nguyễn Ngọc Hiền, nguyên Phó giám đốc bệnh viện và bà Trịnh Thị Thuận, nguyên Kế toán trưởng để điều tra về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo Điều 356 Bộ luật hình sự năm 20 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Vụ nâng khống giá thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai: Thổi giá máy robot hỗ trợ phẫu thuật lên gấp 5 lần

Các bị can: Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Ngọc Hiền và Trịnh Thị Thuận

Trước đó, ngày 31/8, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai, Công ty BMS và các đơn vị có liên quan. Đồng thời, ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Đức Tuấn (SN 1979, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty BMS) và Ngô Thị Thu Huyền (SN 1983, Phó Giám đốc Công ty BMS) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 20, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Kết quả điều tra ban đầu, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định một số cá nhân tại Công ty cổ phần Công nghệ y tế BMS (Công ty BMS) và Công ty cổ phần Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Hà Nội (Công ty VFS) có thủ đoạn gian dối, câu kết hợp thức các thủ tục để nâng khống lên nhiều lần giá trị hệ thống thiết bị y tế đưa vào hợp đồng liên doanh, liên kết với Bệnh viện Bạch Mai, nhằm chiếm đoạt số tiền lớn của người bệnh.

Trong đó, ông Quốc Anh và ông Ngọc Hiền là lãnh đạo bệnh viện thời điểm Công ty BMS và Bệnh viện Bạch Mai thực hiện liên doanh liên kết đưa nhiều thiết bị máy móc vào sử dụng điều trị cho bệnh nhân theo chủ trương xã hội hóa.

Quá trình điều tra, đã làm rõ hành vi của một số lãnh đạo, cán bộ BV Bạch Mai đã lợi dụng cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp y tế, chủ trương xã hội hóa liên doanh, liên kết mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh, vì động cơ cá nhân làm trái quy định của Nhà nước, quy định của Bộ Tài chính và Bộ Y tế, chấp thuận cho Công ty BMS tham gia đề án, nâng giá thiết bị lên nhiều lần, đẩy giá dịch vụ lên cao nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của người bệnh, gây bất bình trong dư luận xã hội.

Cụ thể, đề án liên danh, liên kết tháng 1/2017 giữa Bệnh viện và Công ty CP công nghệ y tế BMS, Công ty CP công nghệ y tế BMS ký hợp đồng liên danh, liên kết số 02/HĐKL/BVBM-BMS ngày 27/2/2017.

Trong việc lắp đặt hệ thống robot hỗ trợ phẫu thuật thần kinh, tờ khai hải quan ghi nhận, hệ thống này được nhập khẩu có trị giá khoảng 7,4 tỷ đồng (bao gồm cả VAT).

Tuy nhiên, các đối tượng này đã câu kết nâng khống giá lên 39 tỷ đồng và được hợp thức bằng chứng thư thẩm định giá không có giá trị pháp lý để đưa vào hợp đồng liên doanh, liên kết tại Bệnh viện Bạch Mai.

Kết quả điều tra làm rõ, giá hệ thống robot là 7,4 tỉ đồng, chi phí khấu hao máy cho mỗi ca bệnh là 4 triệu đồng, nhưng với giá được khai thì người bệnh phải chi trả 23 triệu đồng/ca, chênh lệch 18 triệu đồng. Như vậy từ năm 2017-2019 có hơn 500 ca bệnh sử dụng thiết bị này, số tiền chênh lệch hưởng lợi chiếm đoạt của người bệnh là 10 tỉ đồng.

Người bệnh có được trả lại tiền?

Theo dõi vụ việc trên, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nêu quan điểm:Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện lớn, được xây dựng bằng uy tín, mồ hôi nước mắt và cả máu của biết bao nhiêu thế hệ cán bộ, y, bác sĩ. Tuy nhiên, một số đối tượng lợi dụng chức vụ quyền hạn để cấu kết với những đối tượng thất đức nhằm trục lợi trên lưng người bệnh. Đây là tội ác không thể dung tha, các đối tượng sẽ phải đối mặt với mức hình phạt về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 20

Cũng theo luật sư Cường, để có căn cứ xử lý, cơ quan điều tra phải thu thập các tài liệu chứng cứ chứng minh các đối tượng đã vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ quyền hạn, làm trái công vụ gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cá nhân. Với thông tin con số thiệt hại hàng chục tỷ đồng thì các đối tượng này có thể sẽ phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất lên đến năm tù…

Trước thắc mắc, đối với số tiền bị chiếm đoạt, liệu người bệnh có được trả lại tiền? Về vấn đề này, luật sư Cường cho rằng, cơ quan điều tra xác định số tiền thực tế chi trả cho mỗi ca phẫu thuật chỉ có 4 triệu đồng thì Bệnh viện Bạch Mai phải có trách nhiệm hoàn lại số tiền đã thu thừa của các bệnh nhân đồng thời buộc những người chiếm đoạt phải trả số tiền này cho Bệnh viện.

Bởi lẽ, trong vụ án này, cơ quan điều tra đã khởi tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, số tiền thu quá mức chi phí quy định có thể xác định là số tiền mà bị can trong tội lừa đảo đã chiếm đoạt của bệnh nhân. Do bệnh viện là đơn vị trực tiếp thu tiền của bệnh nhân nên bệnh viện sẽ liên đới chịu trách nhiệm bồi hoàn cho nạn nhân đồng thời yêu cầu các đối tượng phải trả lại tiền cho bệnh viện.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vụ nâng kh́ng giá thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai: Thổi giá máy robot h̃ trợ phẫu thuật lên gấp 5 lần