Vụ nui hổ như nui heo ở Nghệ An: Nhiều ẩn họa, c thể bị phạt t tới năm

Đỗ Việt| 05/08/2021 16:34
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trường hợp cá nhân, hộ gia đình nui nhốt nhiều cá thể hổ trong nh khng đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật, tiềm ẩn nhiều ẩn họa kh lường c thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt năm t .

Nuôi nhốt 17 con hổ dưới hầm

Ngày 4/8, lực lượng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện, bắt vụ nuôi nhốt hổ trái phép, quy mô lớn tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Bước đầu, lực lượng chức năng đã thu giữ 17 cá thể hổ trưởng thành được nuôi nhốt một thời gian dài.

Theo Công an Nghệ An, đây vụ án liên quan tới nuôi nhốt hổ trái phép lớn nhất tỉnh từ trước tới nay bị phát hiện.

nuoi-ho-o-nghe-an.jpg
Hàng xóm ngỡ ngàng chứng kiến lực lượng chức năng đưa 17 con hổ từ nhà di chuyển lên xe. Ảnh Vietnamnet

Chủ hai cơ sở nuôi nhốt trái phép là gia đình ông Nguyễn Văn Hiền (39 tuổi) và Hồ Thị Thanh (31 tuổi, ngụ xóm Nam Vực, xã Đô Thành) nuôi nhốt 14 con hổ và gia đình bà Nguyễn Thị Định (50 tuổi) xóm Phú Xuân (xã Đô Thành) nuôi nhốt 3 con hổ.

Để qua mặt hàng xóm và các cơ quan chức năng, hai hộ gia đình này xây dựng hệ thống tầng hầm ngay trong khuôn viên gia đình. Trung bình mỗi hầm rộng 80 đến 120 m2, được cấu tạo bằng các chuồng sắt kiên cố để nhốt từng con hổ riêng biệt. Muốn vào các hầm này phải qua các lớp cửa sắt có khóa.

Làm việc với công an, các hộ gia đình khai số hổ này được đưa về từ Lào lúc đang bé, đến nay trọng lượng trung bình mỗi con từ 200 đến 250 kg.

nuoi-ho-trong-nha.jpg
Hổ được nuôi nhốt trong nhà dân nhiều tháng có trọng lượng hơn 2 tạ

Hiện tại, các cơ quan chức năng vẫn chưa có kết luận chính thức đây là loài hổ gì. 17 cá thể hổ tạm thời được bắn thuốc mê, dùng xe tải chuyển tới một khu sinh thái ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) để gửi và chăm sóc sức khỏe.

Có thể bị phạt tù tới năm

Theo nhiều chuyên gia, hổ là loại động hoang dã, có bản tính hung dữ và rất khó thuần hóa. Việc nuôi nhốt nhiều cá thể hổ ngay trong nhà dân tiềm ẩn nhiều ẩn họa khó lường đối với chính bản thân người nuôi nhốt, nếu sơ suất có thể bị hổ tấn công, phải trả giá bằng tính mạng, thậm chí gây nguy hiểm cho những người xung quanh.

Thông thường, một con hổ ngoài tự nhiên phải 3 - 5 tuổi mới đạt trọng lượng trên 100kg. Nhưng nếu được nuôi nhốt cho ăn thì phát triển nhanh hơn, trọng lượng vài tạ. Việc nuôi nhốt phải đảm bảo các điều kiện như: Nguồn giống hợp pháp; Có dự án, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt; Đảm bảo an toàn cho người; Lập sổ theo dõi quá trình nuôi...

nuoi-ho.jpg
Các cá thể hổ được nuôi nhốt trong lồng sắt

Trao đổi với phóng viên Báo Công lý, luật sư Nguyễn Kiều Trang, Công ty Luật Sao Sáng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết: Theo quy định tại Nghị định số 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/7/2019, loài hổ (tên khoa học là Panthera tigris) được xếp vào nhóm họ mèo thuộc bộ thú ăn thịt trong danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Bước đầu có thể xác định hành vi nuôi nhốt hổ trái phép trên có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm theo Điều 4 Bộ luật Hình sự 20 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 – BLHS).

Theo đó, người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB hoặc phụ lục I công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp… thì phải chịu TNHS về tội này.

Căn cứ vào danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; ban hành kèm theo Nghị định 06/2019 (quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) thì hổ thuộc nhóm IB (lớp thú, bộ thú ăn thịt).

Do đó, hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép hổ là phạm pháp. Tùy thuộc vào số lượng cá thể hổ nuôi nhốt bất hợp pháp mà người phạm tội sẽ bị xử lý theo các khoản tương ứng của điều luật.

Trường hợp cá nhân, hộ gia đình nuôi nhốt 17 cá thể hổ không đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật, dù chưa biết đây là loài hổ gì thì cũng đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 4 Bộ luật Hình sự năm 20, sửa đổi năm 2017. Cụ thể, nếu đây là loài hổ thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì vi phạm điểm a khoản 3 của điều 4.

Khung hình phạt của hành vi nuôi nhốt trái phép 17 cá thể hổ là từ 10 đến năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 tới 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.

Điều 4 Bộ luật hình sự năm 20 quy định rõ về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm:

1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB hoặc phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 2 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này;

c) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép ngà voi có khối lượng từ 2 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam...

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm:

a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 3 cá thể đến 7 cá thể lớp thú, từ 7 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm a khoản 1 điều này;

b) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 8 cá thể đến 11 cá thể lớp thú, từ 11 cá thể đến cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 16 cá thể đến 20 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản 1 điều này;

c) Từ 01 cá thể đến 2 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 1 cá thể đến 2 cá thể voi, tê giác; từ 3 cá thể đến 5 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 3 cá thể đến 5 cá thể gấu, hổ;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến năm:

a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 8 cá thể lớp thú trở lên, 11 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 16 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm a khoản 1 điều này;

b) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 12 cá thể lớp thú trở lên, 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 21 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm d khoản 1 điều này;

c) Từ 3 cá thể voi, tê giác trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 3 cá thể voi, tê giác trở lên; 6 cá thể gấu, hổ trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 6 cá thể gấu, hố trở lên;

d) Ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khối lượng 9 kilôgam trở lên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vụ nui hổ như nui heo ở Nghệ An: Nhiều ẩn họa, c thể bị phạt t tới năm