Việc người dân rầm rộ xây nh, trồng cây dy đặc trên đất quy hoạch để chờ nhận tiền đền b khi Nh nước thu hồi đất bằng giải phng mặt bằng l hnh vi vi phạm, sẽ khng nhận được tiền đền b , m cn bị xử phạt hnh chính rất nặng.
Ồ ạt xây nhà, trồng cây chờ nhận tiền đền bù
Đây là thực trạng đáng báo động xảy ra tại một số địa phương trong thời gian gần đây khi một số người dân ồ ạt tiến hành xây nhà, trồng cây trên đất quy hoạch để chờ nhận tiền đền bù.
Điển hình, tại một số tỉnh miền Trung nơi có dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam phía đông giai đoạn 2 là công trình giao thông đặc biệt quan trọng cấp quốc gia. Dự án gồm các đoạn từ Bãi Vọt (Hà Tĩnh) đến Cam Lộ (Quảng Trị), từ Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa) và từ Cần Thơ đến Cà Mau, có tổng chiều dài 729 km.
Khi biết được thông tin có dự án sẽ chạy qua, nhiều người dân đua nhau xây dựng các công trình tạm trái phép, với mục đích sẽ nhận được khoản tiền đền bù. Việc này đã được nhiều cơ quan báo chí phản ánh, chỉnh quyền sở tại cũng đã vào cuộc kiểm tra và tuyên truyền nhưng nhiều người dân vẫn “phớt lờ”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, không chỉ xảy ra tại một số tỉnh miền Trung nơi có dự án chạy qua, tại tỉnh Bắc Giang cũng xảy ra tình trạng tương tự.
Cụ thể, sau khi biết có thông tin chuẩn bị triển khai tuyến đường quốc lộ vành đai của huyện Lục Nam (Bắc Giang), nhiều người dân đã rỉ tai nhau trồng dày đặc nhiều loại cây có giá trịnh kinh tế cao như xây sưa, cây đinh lăng trên đất dự kiến giải tỏa để chờ nhận tiền đền bù.
Không được đền bù, thậm chí còn bị phạt
Trao đổi với phóng viên Báo Công lý, luật sư Nguyễn Thị Huế (Công ty Luật TNHH XTVN, đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, thực trạng người dân xây dựng các công trình nhà tạm, trồng cây trên đất nhằm tăng giá trị đền bù khi Nhà nước bồi thường giải phóng mặt bằng không phải hiện tượng mới xảy ra trong thời gian gần đây. Biện pháp này đã được rất nhiều người dân sử dụng nhằm nâng cao giá trị đất.
Việc người dân “đi tắt, đón đầu” chờ đền bù không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự xã hội mà còn ảnh hưởng đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng khi triển khai dự án. Những việc làm này phần nào gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng đặc biệt đối với các công trình quan trọng của đất nước. Dẫu cho chính quyền địa phương đã đưa ra những khuyến cáo kết hợp với tuyên truyền, vận động nhưng một bộ phận người dân vẫn bỏ ngoài tai để tiếp tục thực hiện.
Phân tích dưới góc độ pháp luật, luật sư Huế cho biết: “Luật đất đai năm 2013 đã có những quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 49. Cụ thể, trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật”.
Luật sư Huế nhận nhấn mạnh: “Điều mấu chốt nằm ở kế hoạch sử dụng đất để có thể đánh giá xem người dân có được tiếp tục thực hiện quyền của mình hay không. Thực tế giữa việc công bố với kế hoạch sử dụng đất vẫn còn có những khoảng cách rất xa. Chính vì vậy, nhiều địa phương lúng túng trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng”.
Đối với việc sử dụng đất sai mục đích, pháp luật đất đai đã có những chế tài xử lý vi phạm hành chính mang tính răn đe cao nhằm hạn chế những sai phạm. Đối với việc chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép tùy vào diện tích sử dụng mà mức phạt tiền thấp nhất là 3.000.000 đồng và cao nhất lên đến 160.000.000 đồng (Điều 12 Nghị định 91/2019/NĐ-CP).
Còn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép cũng bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng tùy vào số diện tích sử dụng sai phạm. (Điều 12 Nghị định 91/2019/NĐ-CP).
Luật sư Huế cho biết thêm, trong vấn đề xây dựng, một trong những điều kiện để cấp giấy phép xây dựng chính là phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn. Còn với khu vực đô thị cũng phải phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt (Điều 93 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Với việc xây dựng nhà ở trong trường hợp không có giấy phép xây dựng đối với loại nhà ở riêng lẻ mức phạt tiền dao động từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng (điểm a khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP). Ngoài ra, một số người dân cố tình xây dựng công trình tạm để miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung năm 2020.
“Căn cứ các quy định trên có thể thấy diện tích đất được thu hồi thực hiện dự án đường cao tốc Bắc – Nam kéo dài và phần lớn nằm trên phần đất có mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Việc các hộ gia đình xây dựng công trình nhà ở trên diện tích đất trên được xác định là xây dựng nhà ở trái phép với mục đích sử dụng đất. Do đó sẽ không nhận được đền bù bởi theo quy định tại Điều 92 Luật Đất đai 2013 “Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất”, luật sư Huế cho biết.
Bên cạnh việc dẫn chiếu những quy định pháp luật, luật sư Huế cho rằng sở dĩ tình trạng người dân vẫn ồ ạt đi xây nhà tạm, trồng cây trên những phần đất đang chờ giải phóng mặt bằng một phần do các địa phương còn lúng túng trong việc áp dụng pháp luật, chưa thực sự quyết liệt trong công tác xử lý vi phạm.