Chiều 22/2, Hiệp hội Bất động sản TP. Cần Thơ và Hội Môi giới bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Chương trình Bất động sản Tây Nam bộ 20 “Đón cơ hội trong vận hội mới”.
Trong năm 2023, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đối mặt nhiều khó khăn và thách thức với nhiều lỗ hổng trong quá trình phát triển thị trường BĐS từ cơ chế, chính sách và thực thi; Sức khỏe nội tại của các doanh nghiệp BĐS chưa đủ mạnh để ứng phó với các tình huống xảy ra.
Những năm qua, bộ mặt đô thị Tây Nam bộ ngày càng khang trang hiện đại với các tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng và khu đô thị hiện đại, thu hút lao động trong và ngoài nước đến an cư lạc nghiệp cũng như du khách quốc tế.
Theo đó, thị trường BĐS Tây Nam bộ ghi nhận mức tăng trưởng ổn định và bền vững (mức tăng trung bình từ 20-25%/năm trong suốt 5 năm qua), nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư BĐS trong và ngoài nước.
Năm 2023, có 1.286 doanh nghiệp giải thể, tăng 7,7% so với năm 2022 (năm 2022 tăng 38% so với năm 2021); 3.705 doanh nghiệp tạm ngừng có thời hạn, tăng 47% so với năm 2022; hàng nghìn môi giới đã bỏ nghề, chuyển đổi sang các lĩnh vực khác (chỉ còn khoảng 20-30% lượng môi giới BĐS đang hoạt động; hàng loạt các vụ án lừa đảo trong lĩnh vực BĐS, tín dụng BĐS khiến cho thị trường gặp nhiều thách thức.
Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế tại một số địa phương như Cần Thơ, Hải Phòng, khu vực Tây Nam bộ, Đông Nam bộ… đã tạo tiền đề để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.
Trong đó, thị trường BĐS Cần Thơ năm 2023, đạt 7.5 giao dịch, giảm 20% so với năm 2022 (do khan hiếm nguồn sản phẩm mới và ảnh hưởng bởi tình hình thị trường), nhưng tính tới quý 4/2023, lượng giao dịch tăng 8% so với quý 3/2023, cho thấy những tín hiệu tích cực của thị trường. Thị trường đón nhận dòng tiền đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong năm 2023, TP. Cần Thơ có 5 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai, gồm 3 nhà ở thương mại và 2 nhà ở xã hội.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Cần Thơ Dương Quốc Thủy cho biết: “BĐS Tây Nam bộ hiện đang bước vào “vận hội mới” khi nhận được sự quan tâm từ nguồn vốn Chính phủ về phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên tỉnh, liên vùng tại ĐBSCL. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, kéo theo các doanh nghiệp trong và ngoài nước tích cực rót vốn vào đầu tư trực tiếp, thu hút lao động đến an cư, lạc nghiệp”.
Năm 20, được các chuyên gia nhận định là năm bản lề trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường BĐS Việt Nam, trong đó BĐS Tây Nam bộ được đánh giá là thị trường nổi bật, điểm sáng về biên độ lợi nhuận khi sở hữu mặt bằng giá BĐS thấp so với cả nước, động lực và sự tăng trưởng kinh tế cao.
Qua đó có thể thấy, BĐS Tây Nam bộ đang bước vào vận hội mới khi nhận được sự quan tâm và nguồn vốn từ Chính phủ về phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên tỉnh và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; các doanh nghiệp trong và ngoài nước tích cực rót vốn đầu tư trực tiếp để phát triển các khu công nghiệp, cao ốc văn phòng, các khu nghỉ dưỡng, trường học, trung tâm thương mại…