Trả lời chất vấn các ĐBQH trong phiên chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Tr thừa nhận việc đánh giá cán bộ, cng chức đạt được kết quả tích cực, song vẫn cn chưa sát với thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tinh giản biên chế c sự nỗ lực vượt bậc trong tinh gọn bộ máy, giảm số người hưởng lương, tuy nhiên, cũng c tình trạng co bằng, giảm theo hướng cơ học ở một vi nơi.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ, đại biểu Hà Sỹ Huân- Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn cho rằng, việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức luôn là khâu quan trọng trong công tác cán bộ. Tuy nhiên, trên thực tế việc đánh giá, xếp loại vẫn còn biểu hiện chưa thực chất, thậm chí có hiện tượng nể nang, né tránh, ngại va chạm, dĩ hòa vi quý.
Từ đó, đại biểu Hà Sỹ Huân đề nghị Bộ trưởng cho biết những giải pháp mà Bộ đã và sẽ triển khai giúp cho công tác đánh giá cán bộ được chính xác và phản ảnh thực chất trong thời gian tới?
Trả lời đại biểu đối với vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Đảng, Chính phủ hết sức quan tâm đến công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. Thực chất công tác này trong những năm gần đây đã có kết quả tích cực hơn. Tuy nhiên việc đánh giá này giá vẫn còn chưa sát với thực tiễn, chưa căn cứ vào sản phẩm đầu ra, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Trong thời gian tới, để đảm bảo đánh giá cán bộ công chức, viên chức được tốt hơn thì cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo đồng bộ, liên thông, xuyên suốt; cần tập trung hoàn thành xong việc xác định vị trí việc làm khung năng lực để có cơ sở đánh giá công chức, viên chức; Bộ quản lý ngành, lĩnh vực của địa phương cần căn cứ vào quy định chung để đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức đơn vị mình.
Tinh giản biên chế còn có tình trạng cào bằng, giảm theo hướng cơ học
Đại biểu Quốc hội Tao Văn Giót Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu cho biết, một trong những mục tiêu tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm, giảm chi phí thường xuyên, cải cách chính sách tiền lương.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết trong giai đoạn vừa qua, việc tinh giản biên chế có tác động thế nào đến việc thực hiện cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức?
Đại biểu cũng cho biết,việc tinh giản biên chế trong giai đoạn vừa qua còn tình trạng tinh giản biên chế cơ học, cào bằng giữa các địa phương, đơn vị, lĩnh vực, dẫn đến thiếu cục bộ một số lĩnh vực, địa phương. Đề nghị Bộ trưởng cho biết đâu là nguyên nhân chính, giải pháp giải quyết vấn đề này trong thời gian tới thế nào và bao giờ thì giải quyết được?
Đối với vấn đề tinh giản biên chế tác động tới cải cách tiền lương, Bộ trưởng cho biết, trong thời gian qua, chúng ta giảm tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp, giảm biên chế để cải cách hệ thống tổ chức bộ máy, cải cách đội ngũ công chức viên chức. Công tác này có tác động lớn, giúp tạo điều kiện nâng lương cho đội ngũ, tiết kiệm được nguồn kinh phí lớn để tạo nguồn lực thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Công tác này sẽ còn được đẩy mạnh thực hiện trong thời gian tới…
Về vấn đề tinh giản biên chế, Bộ trưởng cũng cho biết, trong thời gian qua đã có sự nỗ lực vượt bậc trong việc tinh gọn bộ máy, giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cũng có tình trạng cào bằng, giảm theo hướng cơ học ở một vài nơi.
Theo Bộ trưởng, trong quá trình cơ cấu đội ngũ, thực hiện tinh giản, bước đầu phải thực hiện theo cách cơ học, giao chỉ tiêu. Trước đó, nhiều năm chúng ta không đạt được con số 10% này. Hiện nay, tuy có tồn tại, hạn chế khi có nơi, có lúc còn xảy ra tình trạng cào bằng, tuy nhiên, nhìn chung việc tinh giản biên chế, bộ máy đã đạt được mục tiêu đề ra.