Cán bộ, nhân viên y tế xin nghỉ việc nhiều, thiếu nhân lực trầm trọng

Mai Thoa| 11/05/2022 :50
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sáng 11/5, UBTVQH thảo luận kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH v NSNN 2021, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh đã c những phát biểu đáng chú ý về lĩnh vực y tế.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, trong năm 2021 và đầu năm 2022 thì hầu hết các dịch bệnh truyền nhiễm phổ biến có số mắc tử vong giảm so với cùng kỳ. Y tế cơ sở tiếp tục được quan tâm đầu tư, trong đó đã tăng số trạm y tế, nhân viên y tế theo quy mô dân số mà không theo địa giới hành chính tại các tỉnh, thành phố có mật độ dân cư cao và các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao phù hợp với yêu cầu y tế.

2022051110293439_dsc_6031.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu tại phiên họp.

Cùng với đó là việc điều chỉnh chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở lên mức 100%. Chất lượng khám, chữa bệnh tiếp tục được cải thiện. Ban hành các hướng dẫn về chẩn đoán, điều trị bệnh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý y tế, khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tuy nhiên, theo bà Nguyên Thúy Anh, có rất nhiều vấn đề đáng quan tâm trong lĩnh vực y tế, đó là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tăng cao những tháng đầu năm 2022 và áp lực đè nặng lên cán bộ y tế, đặc biệt là y tế tuyến cơ sở. Trong khi đó chế độ chính sách đối với nhân viên y tế còn hạn chế, dẫn đến nhiều cán bộ, nhân viên y tế xin nghỉ việc, gây thiếu hụt về nhân lực y tế.

Sự xuất hiện của bệnh viêm gan cấp tính bí ẩn thời gian gần đây tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi khác và có khả năng đe dọa hệ thống y tế toàn cầu trong khi dịch COVID-19 vẫn còn chưa kết thúc.

Về thực hiện Nghị quyết số 30 của Quốc hội, bà Nguyễn Thúy Anh cho biết, bên cạnh những thành tựu đã đạt được như: Chính phủ đã chủ động linh hoạt, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch cho phép thực hiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Chính phủ đã chủ động, khẩn trương, kịp thời ban hành nhiều văn bản để đáp ứng yêu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch, trong đó có chuyển trọng tâm công tác phòng, chống dịch, thích ứng linh hoạt, kiểm soát an toàn, hiệu quả dịch bệnh…

Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn trả lời của các bộ, ngành trung ương để giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh ở địa phương đôi khi vẫn chậm; có văn bản còn chưa phù hợp với tình hình thực tiễn do được ban hành gấp, việc đánh giá tác động còn hạn chế.

khai-mac-thuong-vu-a5-16522313064.jpg

Vẫn còn tình trạng văn bản của chính quyền địa phương chưa bảo đảm tính thống nhất với hướng dẫn của Trung ương cũng như chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa các địa phương; hiểu văn bản hướng dẫn không thống nhất và người thi hành công vụ hiểu sai, áp dụng sai hoặc thậm chí lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh vẫn còn xảy ra.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dược cũng gặp khó khăn trong việc tự động gia hạn đối với việc được tiếp tục sử dụng các giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hiệu lực và đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn.

Việc mua sắm trang thiết bị, vật tư, hóa chất y tế, kit xét nghiệm phục vụ công tác điều trị COVID-19 gặp nhiều khó khăn, chủ yếu sử dụng trang thiết bị y tế được tài trợ hoặc do Bộ Y tế cấp hoặc chỉ thực hiện mua sắm các trang thiết bị đã được đấu thầu từ trước, do nguồn cung khan hiếm đẩy giá các mặt hàng y tế tăng cao. Bên cạnh đó, việc tham khảo giá trên các trang công khai của Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiều thông tin khác nhau, nhiều mức giá khác nhau tại một thời điểm, dẫn đến tình trạng trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch tại tuyến y tế cơ sở còn thiếu.

Trước tình hình đó, Ủy ban Xã hội cũng đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế chuẩn bị xây dựng luật về trang thiết bị y tế. Đây là vấn đề cần thiết và thiết thực với người dân, vì vậy đề nghị Chính phủ đẩy nhanh việc xây dựng luật này. Tiếp đến là phải có hướng dẫn về việc nghiên cứu xây dựng nghị định về mua sắm công trong lĩnh vực y tế, trang thiết bị, hóa chất, vật tư y tế, thuốc, vaccine, sinh phẩm y tế, Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh nhấn mạnh.

Cuối cùng, liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết 03 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hỗ trợ cho người sử dụng lao động và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm y tế với gói hỗ trợ là 38.000 tỷ,  đến nay hết thời hạn nhưng vẫn chưa thực hiện xong...bà Nguyễn Thúy Anh đề nghị Chính phủ sớm báo cáo vấn đề này trước Quốc hội.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cán bộ, nhân viên y tế xin nghỉ việc nhiều, thiếu nhân lực trầm trọng