Giao thông

Chậm nhất trong năm 2025 phải hoàn thành sửa chữa toàn bộ 566 đường ngang

28/07/20 - 20:59

Việc sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu tại các đường ngang còn lại trong số 566 đường ngang là rất cần thiết, cấp bách, cần triển khai ngay nhằm bảo đảm an toàn giao thông, an toàn chạy tàu.

Nhân viên Công ty cổ phần Đường sắt Thuận Hải kiểm tra, bảo trì cần chắn tự động đoạn giao giữa đường ngang với đường sắt qua địa bàn xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) để đảm bảo an toàn giao thông. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)
Nhân viên Công ty cổ phần Đường sắt Thuận Hải kiểm tra, bảo trì cần chắn tự động đoạn giao giữa đường ngang với đường sắt qua địa bàn xã Phước Thuận (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) để đảm bảo an toàn giao thông. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Văn phòng Chính phủ mới đây đã ban hành văn bản số 350/TB-VPCP ngày 25/7 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về đề xuất kéo dài thời gian thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020, trong đó đã xác định mục tiêu, giải pháp, tiến độ, nội dung thực hiện cụ thể.

Tuy nhiên, đến nay, mục tiêu hoàn thành sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống thông tin tín hiệu tại các đường ngang vẫn chưa đạt được theo yêu cầu.

Việc sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu tại các đường ngang còn lại trong số 566 đường ngang là rất cần thiết, cấp bách, cần triển khai ngay nhằm bảo đảm an toàn giao thông, an toàn chạy tàu.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các cơ quan, đơn vị khẩn trương rà soát, lập danh mục và dự kiến kinh phí thực hiện sửa chữa 184 đường ngang còn lại.

Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm rà soát, xác định nhu cầu vốn thực hiện trong năm 20 và 2025, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7/20 (trong đó xác định rõ hình thức văn bản của Thủ tướng Chính phủ và dự thảo văn bản theo quy định).

ttxvn_2807_duong ngang (3).jpg
Đường ngang giao đường sắt ở huyện Ninh Phước, Ninh Thuận. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan bố trí đủ nguồn kinh phí trong năm 20 theo đúng quy định pháp luật và hoàn thành việc sửa chữa toàn bộ 566 đường ngang chậm nhất trong năm 2025.

Quá trình triển khai thực hiện, yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định, phê duyệt dự toán bảo đảm tuân thủ quy định về quản lý chi phí, đơn giá, định mức...; tổ chức sửa chữa các đường ngang bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả và không để xảy ra tiêu cực, lãng phí; chịu trách nhiệm về việc quản lý sử dụng nguồn vốn được giao, bảo đảm đúng quy định pháp luật (không trùng lặp nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước và nguồn vốn khác đã giao của Bộ Giao thông Vận tải).

Về báo cáo tổng kết kết quả thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng nhiệm vụ được giao, báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ giao tại Quyết định số 994/QĐ- TTg gửi đến Bộ Giao thông vận tải trước ngày /8/20 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Giao thông Vận tải báo cáo tổng kết toàn diện kết quả thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg, nêu rõ tồn tại hạn chế, bất cập, nguyên nhân chủ quan, khách quan, trách nhiệm của các bộ, cơ quan, địa phương; chỉ rõ những bất cập, tồn tại liên quan đến công tác quy hoạch, phát triển đô thị, thể chế; đề xuất giải pháp xử lý tổng thể (xác định rõ nguồn lực, thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt theo quy định của pháp luật hiện hành) để giải quyết đồng bộ, hiệu quả, khả thi; báo cáo Thủ tướng trước ngày 25/8.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã tiến hành sửa chữa, cải tạo, nâng cấp 720/1.513 đường ngang đã trang bị hệ thống phòng vệ (có người gác, có cảnh báo tự động, có biển báo).

ttxvn_2807_duong ngang (2).jpg
Hệ thống cảnh báo cần chắn tự động lắp đặt tại vị trí đường ngang giao với đường sắt. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Các đường ngang sau khi được đầu tư đều bảo đảm độ êm thuận, thanh thoát, cảnh báo và cung cấp đầy đủ các tín hiệu, báo hiệu cho người và phương tiện tham gia giao thông; qua đó, nâng cao an toàn giao thông, an toàn chạy tàu tại các đường ngang

Tuy nhiên, theo thống kê từ năm 2020 đến nay, toàn quốc vẫn còn 566 đường ngang có người gác cần sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu, với nguồn kinh phí dự kiến là 1.047 tỷ đồng.

Đến hết năm 2023, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam mới hoàn thành việc sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu 382 đường ngang. Còn lại 184 đường ngang nằm ở vị trí giao cắt giữa đường sắt với quốc lộ, đường tỉnh, đường đô thị, khu vực có dân cư đông đúc, mật độ phương tiện giao thông lớn cần bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết nguyên nhân chủ yếu của việc chậm trễ trong sửa chữa, bổ sung đầy đủ hệ thống tín hiệu đối với 566 đường ngang có người gác từ năm 2020 đến nay là do chưa bố trí kịp thời nguồn vốn ngân sách để triển khai.

Do đó, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg đến hết năm 2025 để hoàn thành nốt 184 đường ngang còn lại, với tổng kinh phí dự kiến là 363 tỷ đồng./.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chậm nhất trong năm 2025 phải hon thnh sửa chữa ton bộ 566 đường ngang