Nếu lỗi do sử dụng xăng giả khng đảm bảo chất lượng thì các cơ sở, chủ cơ sở sản xuất, bun bán xăng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại của khách hng, kể cả thiệt hại về tính mạng.
Hỏi: Thời gian qua, cơ quan công an đã triệt phá, bắt giữ nhiều đường dây liên quan đến đến sản xuất buôn bán xăng giả, trong đó có đường dây hơn 200 triệu lít xăng giả đã tuồn ra thị trường. Xin hỏi, trong trường hợp cá nhân đang sử dụng phương tiện cá nhân lưu thông trên đường xảy ra cháy nổ mà nguyên nhân được xác định do sử dụng xăng kém chất lượng thì người tiêu dùng có được bồi thường? Chủ cơ sở sản xuất, buôn bán xăng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại của khách hàng như thế nào? Xin cảm ơn.
Lê Văn Mạnh, Thái Nguyên
Trả lời: Việc những chiếc ô tô, xe máy đang lưu thông trên đường tự dưng bốc cháy có thể do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân lỗi của nhà sản xuất, có nguyên nhân do quá trình sử dụng một thời gian dẫn đến hỏng ác quy, có thể do người dùng sửa chữa thay thế các thiết bị không thích hợp với thông số kỹ thuật của xe hoặc cũng có thể do sử dụng xăng không đảm bảo chất lượng. Với những trường hợp trên, muốn quy trách nhiệm cho đơn vị nào thì các cơ quan chức năng phải chứng minh được các xe bị cháy có nguyên nhân do đâu.
Nếu lỗi do sử dụng xăng giả không đảm bảo chất lượng thì các cơ sở, chủ cơ sở sản xuất, buôn bán xăng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại của khách hàng, kể cả thiệt hại về tính mạng. Bên cạnh đó, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cũng liên đới chịu trách nhiệm trong việc để xăng dầu không đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng.
Như vậy, trong trường hợp phương tiện lưu thông trên đường mà xảy ra cháy nổ, khi cơ quan CSĐT xác định nguyên nhân cháy nổ do sử dụng xăng không đảm bảo chất lượng thì những đối tượng sản xuất và chủ cơ sở bán xăng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả với khung hình phạt cao nhất lên tới năm, bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, được quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự 20. Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại phạm tội này có thể bị phạt tiền với mức cao nhất lên đến 9.000.000.000 đồng, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 03 năm hoặc bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Hiện nay, Luật bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng đã có những qui định cụ thể về việc các cá nhân, tổ chức gây ra những thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, người dân khi gặp phải những trường hợp mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có thể liên hệ tới Hội Bảo vệ người tiêu dùng để yêu cầu giúp đỡ.