Phát biểu kết luận cuộc lm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy v lãnh đạo chủ chốt tỉnh Tây Ninh trưa ngy 3.1, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Tây Ninh khẩn trương c chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Đ chính l hồn cốt, nền tảng quan trọng nhất của Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ nhiệm kỳ tới.
Trong đó, tập trung vào “3 vùng phát triển, 4 trục động lực, 1 vành đai an sinh xã hội” và "7 đột phá phát triển" của tỉnh (gồm phát triển hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; thể chế; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát triển bền vững: Tây Ninh xanh; phát triển du lịch; phát triển kinh tế dịch vụ).
Thúc đẩy 4 lĩnh vực đột phá, tháo gỡ 3 điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển
Tại cuộc làm việc, đại diện lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội và bộ, ngành có liên quan đều nhất trí đánh giá cao quyết tâm chính trị, khát vọng vươn lên, ý chí và nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Tây Ninh cùng sự đổi mới tư duy cùng các giải pháp đồng bộ của cấp ủy, chính quyền trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội hơn nửa nhiệm kỳ qua. Trong bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Tây Ninh đã vượt qua khó khăn, tiếp tục tăng trưởng.
Một trong những kết quả nổi bật, đó là Tây Ninh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI; sớm ban hành Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 cùng các chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện thực hiện. Tập trung thúc đẩy 4 lĩnh vực đột phá về thể chế, nguồn nhân lực, hạ tầng, nông nghiệp, du lịch, đồng thời tháo gỡ 3 điểm nghẽn đã được Đảng bộ tỉnh chỉ ra về quy hoạch, đất đai và đầu tư để khơi thông nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) đạt 59.590 tỷ đồng, tăng 6,12% so với cùng kỳ, cao hơn bình quân cả nước. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 3.931 USD. Du lịch có sự tăng trưởng tốt, lần đầu tiên đạt mốc 5 triệu du khách trong năm. Các chỉ tiêu xã hội - môi trường đều hoàn thành, thể hiện sự chú trọng, quan tâm các vấn đề xã hội tại địa phương. Trong đó chỉ tiêu giảm nghèo đạt kết quả tốt, số hộ nghèo đa chiều của Tây Ninh chỉ còn 0,67% - là một trong các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước.
Đại diện các bộ, ngành Trung ương đã trao đổi, trả lời, làm rõ các đề xuất, kiến nghị của Tây Ninh về Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài; một số cơ chế, chính sách đặc thù về đất đai trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện.
Phấn đấu quyết liệt để đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng cùng các thành viên của Đoàn công tác của Trung ương về thăm, làm việc tại Tây Ninh ngay trong không khí của những ngày đầu năm mới 20.
Chủ tịch Quốc hội chúc mừng Tây Ninh trong hơn nửa nhiệm kỳ qua đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu chủ yếu, quan trọng của nhiệm kỳ 2020-2025; đạt nhiều kết quả phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, chăm lo cho người có công, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân. Chủ tịch Quốc hội khẳng định, đây là kết quả sự nỗ lực rất lớn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Tây Ninh.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, biểu dương, chúc mừng những kết quả, thành tích mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Tây Ninh đã đạt được trong thời gian qua.
Cơ bản đồng tình với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cũng như các định hướng, tầm nhìn nêu trong Quy hoạch đã được phê duyệt của tỉnh, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tây Ninh bám sát các nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và chỉ đạo của Chính phủ, phấn đấu quyết liệt từ nay đến cuối nhiệm kỳ để đạt kết quả cao nhất, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Trước mắt, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Tây Ninh cần tiếp tục rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ, mục tiêu và các nghị quyết chuyên đề của tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện. Cùng với đó, Đảng đoàn HĐND cần phối hợp với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh rà soát lại các thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ để lập danh mục và báo cáo với Tỉnh ủy; có kế hoạch, lộ trình theo hướng ưu tiên rà soát, sửa đổi với những vấn đề cấp bách.
“Bắt đầu từ nhiệm kỳ tới, chúng tôi cũng đề nghị Tỉnh ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành định hướng cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh trong cả một nhiệm kỳ”. Nhấn mạnh như vậy, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, nhiệm kỳ khóa XV này, Đảng đoàn Quốc hội “đã làm rất tốt việc này” và Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 19-KL/TW về chương trình xây dựng luật pháp của cả khóa; trên cơ sở đó, “Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Kế hoạch số 81 và từ năm đầu tiên của nhiệm kỳ đã biết đến năm 2025 Quốc hội sẽ phải làm việc gì”. Với mô hình này, nhiều địa phương trên cả nước đã ban hành Nghị quyết, kết luận về công tác xây dựng thể chế, chính sách, pháp luật của địa phương.
Trong quá trình rà soát, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, phải giải đáp cho được câu hỏi: Vì sao các chỉ số về năng lực cạnh tranh và cải cách hành chính của chúng ta đạt thấp? Do còn thiếu hay chưa sửa đổi kịp thời các quy định? Vấn đề nào do công tác tổ chức thực hiện? Vì sao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công rất cao thuộc nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao, nhưng chỉ số năng lực cạnh tranh, cải cách hành chính lại đạt thấp? Đây là vấn đề cần phân tích kỹ lưỡng. Đâu là nguyên nhân khách quan, đâu là do chủ quan? Từ đó, tập trung cải thiện một bước về năng lực cạnh tranh, các chỉ số về cải cách hành chính. Đồng thời, tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ còn đùn đẩy, sợ sai, né tránh trách nhiệm (nếu có) và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Đây là những việc “nên làm ngay”, rà soát lại để chúng ta thấy rõ chỗ nào mạnh thì tiếp tục phát huy, chỗ nào còn yếu, chỗ nào cần phải hỗ trợ, Chủ tịch Quốc hội nói.
Cho rằng, với đặc điểm của Tây Ninh thì vẫn phải tiếp tục sử dụng một số ngành công nghiệp thâm dụng lao động, như dệt may, da giày..., “không đốt cháy giai đoạn”, nhưng Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần rà soát lại các ngành này, cải tiến công nghệ, quản trị và theo xu hướng “xanh hóa”. Trong vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Bộ Công Thương cần tập trung hỗ trợ tỉnh. Cùng với đó, cần tiếp tục chăm lo, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Rà soát lại các nghị quyết của Trung ương, của Quốc hội và Chính phủ liên quan đến kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách, quốc phòng, an ninh và từ nay đến hết nhiệm kỳ này để tập trung cao độ, phấn đầu hoàn thành ở mức cao nhất.
Tập trung thực hiện “3 vùng phát triển, 4 trục động lực, 1 vành đai an sinh xã hội” và "7 đột phá phát triển"
Để chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và giai đoạn tiếp theo, Tây Ninh cần có kế hoạch, chương trình hành động khẩn trương tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29.12 vừa qua, bảo đảm phù hợp các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội và quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư và khai thác tối đa kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng liên kết phát triển với phân vùng động lực (trung tâm là TP. Hồ Chí Minh) theo tinh thần Nghị quyết số -NQ/TW ngày 7.10.2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là những chỉ tiêu này rất cao, do vậy phải nỗ lực, cố gắng với quyết tâm cao thì mới làm được.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tây Ninh cần quán triệt, nhận thức sâu sắc hơn nữa về vị trí địa chiến lược quan trọng và tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong hiện tại cũng như tương lai - là “cửa ngõ” của vùng Đông Nam Bộ, nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng, giáp với phía Tây Bắc của TP. Hồ Chí Minh, là cầu nối giữa TP. Hồ Chí Minh và thủ đô Phnom Penh (Campuchia). Đồng thời, là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, hầu như không bị ảnh hưởng của thiên tai, đất đai bằng phẳng phù hợp cho việc trồng trọt, nhất là cây công nghiệp lâu năm, có hồ Dầu Tiếng cung cấp nguồn nước sạch phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt, không chỉ tại địa phương mà còn cung cấp cho các tỉnh trong vùng. Đây là tiềm năng, dư địa rất lớn để Tây Ninh phát triển.
“Chúng tôi đề nghị, tỉnh nên có những chương trình, kế hoạch, đề án, dự án cụ thể để triển khai Quy hoạch này. Đó chính là hồn cốt, nền tảng quan trọng nhất của Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ nhiệm kỳ tới”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh. Trong đó, tập trung vào “3 vùng phát triển, 4 trục động lực, 1 vành đai an sinh xã hội” và "7 đột phá phát triển" của tỉnh (gồm phát triển hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; thể chế; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát triển bền vững: Tây Ninh xanh; phát triển du lịch; phát triển kinh tế dịch vụ) như trong Quy hoạch vừa được phê duyệt của Tây Ninh.
Chủ tịch Quốc hội đồng ý với chủ trương, đề xuất của tỉnh trong việc phối hợp với Trung ương để xây dựng một số đề án, như Đề án phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo mô hình công nghiệp, đô thị, dịch vụ; Đề án phát triển Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen; và một số đề án phát triển các chuỗi giá trị hàng nông sản trong kết nối và kinh tế biên mậu với nước bạn Campuchia... Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, đô thị thông minh và đô thị sinh thái gắn với phát triển du lịch, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh, đồng bộ hệ thống logistics cấp quốc gia, quốc tế, nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, phát triển kinh tế cửa khẩu; mở rộng không gian phát triển công nghiệp của vùng.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tây Ninh đẩy nhanh kết nối hạ tầng và có sự phối hợp chặt chẽ với TP. Hồ Chí Minh; tính toán, nghiên cứu cùng với Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, làm rõ nội hàm “trung tâm thương mại quốc tế”, “trung tâm logistics của vùng”, “trung tâm luân chuyển về hàng hóa”... là như thế nào?...
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tây Ninh cần tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh - đây là mấu chốt thành công. Tiếp tục quan tâm coi trọng giữ vững quốc phòng, an ninh và thực hiện tốt công tác đối ngoại với nước bạn Campuchia theo chỉ đạo, chủ trương của Đảng, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác, phát triển; ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm xuyên biên giới.
Cơ bản đồng tình và ghi nhận các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan hữu quan nghiên cứu, xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa nhằm phát triển kinh tế - xã hội của Tây Ninh. Quốc hội, UBTVQH, các cơ quan của Quốc hội sẽ đôn đốc và giám sát quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời, UBTVQH sẽ xem xét, quyết định đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền hoặc báo cáo Quốc hội quyết định.
Nhân dịp năm mới 20 và chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Tây Ninh tiếp tục hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, bước sang năm mới 20 và đón Xuân Giáp Thìn luôn dồi dào sức khỏe, tràn đầy niềm vui và thành công nhiều hơn nữa.
+ Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác của Trung ương sẽ đến thăm, làm việc với các lực lượng, đơn vị, bảo vệ biên giới tại Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài.