Sáng 28/10, tại H Nội, TANDTC long trọng tổ chức Đại hội thi đua yêu nước lần thứ IV v kỷ niệm 75 năm truyền thống TAND. Đến dự v chỉ đạo Đại hội c đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội.
Tham dự Hội nghị còn có các đồng chí: Đào Việt Trung, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Lê Thành Long, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trần Quốc Cường, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban nội chính Trung ương; Trung tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an cùng đại diện lãnh đạo các Ban ngành Trung ương và TP Hà Nội…
Về phía TAND có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC cùng với các Phó Chánh án và Thẩm phán TANDTC; các đồng chí nguyên lãnh đạo Tòa án các cấp qua các thời kỳ và các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước trong hệ thống TAND giai đoạn 20-2020.
Nhiều phong trào thi đua thiết thực, có sự lan tỏa mạnh mẽ
Phát biểu diễn văn khai mạc Đại hội, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình cho biết, cách đây 75 năm, ngay sau khi tuyên ngôn thành lập Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thiết lập các Tòa án quân sự. Thời khắc lịch sử đó đã đánh dấu sự ra đời của hệ thống Tòa án Việt Nam – một thiết chế quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Bản Hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp năm 1946) đã trang trọng dành riêng một Chương quy định về Tòa án, tạo sở pháp lý để tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của cơ quan xét xử trên phạm vi cả nước.
Trải qua 75 năm xây dựng, cống hiến và trưởng thành, hệ thống TAND đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng; tổ chức bộ máy được kiện toàn hợp lý và chuyên nghiệp; địa vị pháp lý được khẳng định là trung tâm của hoạt động tư pháp; chức năng, nhiệm vụ được tăng cường; chất lượng công tác ngày càng cao.
Trong điều kiện quy mô, tính chất vi phạm và tội phạm ngày càng gia tăng và phức tạp, đòi hỏi của pháp luật và nhân dân ngày càng cao, song các thế hệ cán bộ Tòa án đã không ngừng nỗ lực, triển khai nhiều giải pháp đổi mới trên các mặt công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Từ thực tiễn 75 năm xây dựng và phát triển, hệ thống Tòa án đã đúc rút ra 5 bài học lớn để thành công. Đó là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp của Đảng, tuân thủ sự lãnh đạo toàn diện và trực tiếp của Đảng, tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; Thượng tôn pháp luật và tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc tư pháp đã được Hiến định; Gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân và bảo vệ nhân dân; Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp; Đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo điều hành, không ngừng hoàn thiện tổ chức bộ máy cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Đồng thời, khắc ghi lời dạy của Bác “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua; những người thi đua là những người yêu nước nhất”, 5 năm qua, TANDTC đã phát động phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị. Phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn hệ thống Tòa án. Nhiều Tòa án địa phương, Tòa án quân sự đã sáng tạo, đổi mới cách làm, tổ chức nhiều phong trào thi đua với chủ đề hành động dễ nhớ, dễ thực hiện như: phong trào “2 tăng, 2 giảm, 3 không trong công tác nghiệp vụ”; phong trào “Làm hết việc, không làm hết giờ”; phong trào “Cấp trên nêu gương, đơn vị kỷ cương, cấp dưới tự giác, công tác hiệu quả”; phong trào “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, quyết thắng”; phong trào “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh bộ đội Cụ Hồ”; phong trào “Nghĩa tình đồng đội”; phong trào “Tham gia xây dựng nông thôn mới”…
Kết quả của các phong trào thi đua đã tạo ra khí thế sôi nổi, phấn khởi, động viên cán bộ, công chức các cấp Tòa án nỗ lực phấn đấu; đề ra những sáng kiến, giải pháp, mô hình hay, mang tính đột phá; lập nên nhiều thành tích xuất sắc, ấn tượng.
Qua các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, điển hình, được Nhà nước, Chính phủ và TANDTC phong tặng các danh hiệu cao quý. Đã có 63 tập thể và 96 cá nhân điển hình tiên tiến được suy tôn; 19 Thẩm phán mẫu mực, 56 Thẩm phán tiêu biểu và 281 Thẩm phán giỏi được vinh danh; 3 tập thể, cá nhân được tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh”; 4 tập thể, cá nhân được tặng thưởng “Huân Chương độc lập”; 172 tập thể, cá nhân được tặng thưởng “Huân chương Lao động”; 19 cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; hàng trăm tập thể, cá nhân được tặng thưởng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, “Cờ thi đua của Chính phủ”, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác...
Tại Đại hội lần này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho TAND và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho Tòa án quân sự trung ương.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC trao Huân chương Độc lập hạng Nhì cho TAND thành phố Hà Nội, TAND tỉnh Quảng Nam và Huân chương Độc lập hạng Ba cho ông Bùi Ngọc Hòa, Thẩm phán TANDTC, nguyên Phó Chánh án thường trực TANDTC; trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho TAND tỉnh Bắc Ninh, TAND TP Hải Phòng, TAND TP Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh), Tòa Hình sự TAND tỉnh Quảng Nam, TAND TP Thuận An (tỉnh Bình Dương), Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học TANDTC, ông Phạm Minh Tuyên - Chánh án TAND tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Trí Tuệ - Phó Chánh án TANDTC, ông Nguyễn Thanh Tùng, nguyên Vụ trưởng Vụ Công tác phía Nam, TANDTC.
Cũng trong khuôn khổ Đại hội, các đại biểu còn được xem phóng sự Hành trình 75 năm, mà ở đó mỗi thước phim đã phần nào tái hiện được quá trình hình thành và phát triển của TAND qua các thời kỳ. Dẫu là thời chiến hay thời bình, với tinh thần đoàn kết nhất trí, đồng sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tận tâm, tận tụy phục vụ nhân dân, các Tòa án đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt, trong những năm vừa qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được Đảng, Nhà nước chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đạt được nhiều kết quả tích cực. Tội phạm tham nhũng đang từng bước được kiềm chế. Nhiều vụ án lớn đã được phát hiện và xử lý nghiêm minh. TAND với vị trí, vai trò là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp đã đóng góp tích cực vào công tác phòng, chống tham nhũng bằng việc đưa ra xét xử nhiều vụ án lớn.
Kết quả xét xử các vụ án tham nhũng cho thấy, các Tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước, đồng thời cũng chú ý áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, các biện pháp tư pháp và các hình phạt bổ sung nhằm đảm bảo việc thu hồi tài sản của Nhà nước đã bị các bị cáo chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại. Đồng thời, cũng kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước, những kẽ hở của cơ chế, chính sách để các cơ quan liên quan có biện pháp phòng ngừa, khắc phục hiệu quả… Tất cả những nội dung đó đều được khắc họa rõ nét trong phóng sự “Những vụ đại án gần đây được đưa ra xét xử”.
Hệ thống Tòa án có nhiều đổi mới, sáng tạo
Đại hội cũng được nghe các Thẩm phán, nhất là các Thẩm phán đã từng xét xử những vụ án lớn, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xét xử cũng như những bài học về sự cẩn trọng, xem xét toàn diện chứng cứ. Ngoài những chia sẻ về chuyên môn, nghiệp vụ, các Thẩm phán cũng tâm sự, trải lòng về chuyện đời, chuyện nghề, về những khó khăn, hiểm nguy mà mình từng phải đối mặt. Trong đó, câu chuyện bị đương sự trả thù bằng axít của Thẩm phán Nguyễn Thị Kim Loan và cuộc “hội ngộ” giữa Thẩm phán Nguyễn Văn Chung (Phó Chánh án Tòa án tỉnh Đăk Lăk) và anh Trần Văn Chuẩn, một người đã từng được giảm án nhờ sự công minh, chính trực, nhân văn của Thẩm phán Chung, đã khiến cả hội trường xúc động…
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực, thành tích và đóng góp của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức hệ thống Toà án đã đạt được trong 75 năm phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; chúc mừng các gương điển hình tiên tiến, những Thẩm phán giỏi, Thẩm phán tiêu biểu và Thẩm phán mẫu mực… đại diện xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước Toà án nhân dân giai đoạn 20-2020.
Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng đánh giá cao hệ thống Toà án đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, tổ chức, phát động nhiều phong trào thi đua với nội dung phong phú và hình thức sinh động; bám sát việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; tạo khí thế thi đua sôi nổi để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Qua các phong trào thi đua, các tập thể và từng cán bộ, công chức, viên chức có sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, cũng như trách nhiệm; đã phát huy được năng lực, sức sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ. Công tác khen thưởng đã kịp thời động viên, cổ vũ tinh thần đội ngũ cán bộ, công chức ra sức thi đua phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu công tác. Đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, những Thẩm phán giỏi, Thẩm phán tiêu biểu và Thẩm phán mẫu mực… góp phần tô thắm vườn hoa thi đua của hệ thống Toà án.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập mà các Tòa án nhất định cần phải xem xét chấn chỉnh, khắc phục trong thời gian tới.
Với tinh thần thẳng thắn, cầu thị, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tòa án các cấp cần thẳng thắn nhìn nhận để rút kinh nghiệm có các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm khắc phục cho được những hạn chế, bất cập, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Thay mặt cho lãnh đạo đạo TANDTC, Chánh án Nguyễn Hòa Bình đã gửi lời cảm ơn và tiếp thu sâu sắc những ý kiến đóng góp quý báu của đồng chí Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Chánh án TANDTC mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch Quốc hội trong thời gian tới đối với ngành Tòa án. Đồng thời, Chánh án cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ qua các thời kỳ trong mỗi bước trưởng thành, phát triển của hệ thống Tòa án; cảm ơn Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và địa phương đã luôn ủng hộ, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để Tòa án hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vinh quang mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó; ghi nhớ và tri ân những cống hiến to lớn của lớp lớp các thế hệ cán bộ Tòa án; bằng tất cả tâm lực, trí lực, đã đồng lòng, chung sức, xây dựng và tô thắm truyền thống vẻ vang; bền bỉ thắp sáng tinh thần “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”, truyền lửa nhiệt huyết cho các thế hệ sau.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và cải cách tư pháp trong giai đoạn mới đứng trước những thời cơ, thuận lợi là cơ bản, nhưng cũng phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Yêu cầu của Đảng, của Nhân dân đối với Tòa án ngày càng cao. Bối cảnh đó đòi hỏi mỗi cán bộ Tòa án phải ra sức thi đua để lập những thành tích cao nhất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Những cá nhân được tuyên dương ngày hôm nay tiếp tục là những tấm gương sáng, có sức lan tỏa tới mọi cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị; thực sự là hạt nhân trong các phong trào thi đua.
Phát huy thành tích đã đạt được và những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 5 năm qua, đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua trong thời gian tới, lãnh đạo TANDTC chính thức phát động phong trào “Thi đua vì công lý”. Mục tiêu chính của phong trào là xây dựng hệ thống Tòa án ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nội dung cốt lõi của phong trào “Thi đua vì công lý” là tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của các Tòa án, đặc biệt là công tác xét xử, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; Xây dựng và rèn luyện đội ngũ cán bộ, Thẩm phán liêm chính, công tâm; vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sạch về đạo đức; tinh thông về pháp luật; đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; Khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ cải cách tư pháp đã đặt ra; chủ động nghiên cứu để giải quyết những vấn đề mới đặt ra trong thực tiễn; Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình tin tưởng vững chắc rằng, với truyền thống đoàn kết và tinh thần phấn đấu không ngừng nghỉ, nhất định phong trào “Thi đua vì công lý” sẽ thành công, giành được nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển hệ thống Tòa án trong giai đoạn mới.